Bức tranh tương phản giữa hai nước nhập khẩu than lớn nhất thế giới
Nhập khẩu than của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. |
Nhập khẩu than trong tháng 7 của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh. Trái lại, khẩu than của Ấn Độ giảm tháng thứ 4 liên tiếp.
Dữ liệu của Thomson Reuters cho biết, nhập khẩu than của Trung Quốc trong tháng 7 đạt 20,8 triệu tấn, tăng mạnh so với mức 17,9 triệu tấn của tháng 6.
Tháng 7 là tháng thứ 3 trong năm nay mà nhập khẩu than của Trung Quốc vượt mức 20 triệu tấn. Tổng lượng than nước này nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm đạt 135,2 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong khi đó, Ấn Độ đã nhập khẩu 105,36 triệu tấn than trong 7 tháng đầu năm, giảm 13,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Tình hình trái ngược ở hai nước nhập khẩu than lớn nhất thế giới này đã phản ánh chính sách nội địa khác nhau ở mỗi nước.
Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác than trong nước và đóng cửa các mỏ than không hiệu quả. Bên cạnh đó, sản lượng thủy điện sụt giảm đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu than của nước này.
Trong khi đó, Ấn Độ lại đưa ra chính sách giảm nhập khẩu than và hướng tới ngừng hẳn, đồng thời thúc đẩy sản xuất trong nước.
Kết quả là, Trung Quốc giành được vị trí nước nhập khẩu than lớn nhất thế giới từ tay Ấn Độ vào năm ngoái.
Nguồn cung than của Trung Quốc
Ở phía các nước xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu than của Australia cao hơn so với Indonesia. Bởi Australia là nước cung cấp chủ yếu loại than luyện cốc trên thị trường toàn cầu, trong khi đó Indonesia chủ yếu xuất khẩu loại than nhiệt cấp thấp.
Trung Quốc đã nhập khẩu 8 triệu tấn than từ Australia trong tháng 7, đưa tổng lượng than nhập khẩu từ nước này trong 7 tháng đầu năm nay đạt 51,26 triệu tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Indonesia đã bán 56,72 triệu tấn than cho Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu than của Indonesia vào Trung Quốc chỉ bằng 2/3 so với Australia.
Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 4,03 triệu tấn than từ Mỹ trong nửa đầu năm nay, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2016.
Xuất khẩu than vào Ấn Độ giảm mạnh
Indonesia vẫn là nước cung cấp than nhiều nhất cho Ấn Độ, tuy nhiên lượng cung cấp giảm 9,7% xuống 47,29 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm nay.
Lượng than xuất khẩu của Australia sang Ấn Độ trong 7 tháng đầu năm đạt 23,66 triệu tấn, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2016. Than từ Australia có lợi thế cạnh tranh kém hơn than từ các nước xuất khẩu khác bởi giá cao hơn và thời gian giao hàng lâu hơn.
Nhập khẩu than của Ấn Độ từ Mỹ tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 6,23 triệu tấn.
Giá than ra sao?
Mặc dù mức độ gia tăng trong nhập khẩu than của Trung Quốc thấp hơn so với sự sụt giảm từ phía Ấn Độ, thị trường vẫn chú ý nhiều hơn về phía Trung Quốc. Bởi đó là động lực đẩy giá than trên thị trường toàn cầu đi lên.
Giá than kỳ hạn giao tháng 9 trên thị trường quốc tế ở Cảng Newcastle (Australia), cảng xuất khẩu than nhiệt chất lượng cao lớn nhất thế giới, tăng lên trên 100 USD/tấn trong tuần này. Hôm thứ Ba (1/8), giá than loại này còn đạt 102,5 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 12/2016.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/