Than đá - Vấn đề làm nóng hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu
Ông Adam Pietron, sống ở Katowice, cho biết Katowice là một thành trì khai thác than và luyện thép trải qua hàng thế kỷ. Ông khuyên cần tránh tác động đến bầu không khí tại đây bị ô nhiễm rất nặng vào năm nay đến nỗi ông phải lắp thêm máy lọc khí.
“Thỉnh thoảng có sương mù khói bụi rất nặng”, Pietron cho biết, tư vấn nên sử dụng một ứng dụng trên điện thoại để đo chất lượng không khí. “Vài ngày trước, việc hít thở tại đây cũng rất khó khăn”.
Hơn 22.000 đại diện từ khoảng 200 quốc gia cùng tụ hội về thành phố nhằm bàn về vấn đề carbon trên thế giới. Katowice là thủ đô của Silesia, trái tim của ngành công nghiệp than đá tại một quốc gia có chất lượng không khí tệ nhất Châu Âu. Lý do chính là quốc gia này vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu từ các nhà máy điện khổng lồ đến lò nung kim loại để hoạt động.
Cuộc họp này được gọi là COP24 trong biệt ngữ của Liên Hợp Quốc, được tài trợ bởi hai công ty sản xuất điện và nhà sản xuất than cốc lớn nhất Châu Âu.
Hội nghị diễn ra từ ngày hai đến ngày 14/12 tại địa điểm của một mỏ than cũ. Hội nghị lấy cảm hứng từ văn hóa khai thác than đá: màu sắc chủ đạo bên trong và bên ngoài là màu đen nâu của than Anthracite, hành lang và phòng họp được thiết kế với các gốc bất thường đại diện cho các trục trong mỏ than.
Chỉ cách mỏ than Wujek 15 phút lái xe về phía nam, nơi mà từng diễn ra cuộc đình công đầy bạo lực trong cuộc biểu tình chống lại chủ nghĩa cộng sản. Đây cũng là nơi đã từng sản xuất ồ ạt than đá chất lượng kém từ năm 1899.
Tại cuộc họp thường niên được tổ chức hằng năm từ quốc gia này sang quốc gia khác, các đại biểu tham dự sẽ tìm cách chuyển đổi những cam kết được đặt ra tại Paris vào ba năm trước thành một quy tắc quốc tế, nhằm cắt giảm lượng khí thải nhà kính.
Trong khi Hiệp định Paris tập trung sự chú ý vào quy mô cắt giảm để kiềm hãm sự ô nhiễm nhiên liệu rắn, thì đã xuất hiện nhiều kháng cự trước các quyết định khó khăn.
Chính quyền Trump đã không che giấu sự hoài nghi của mình về biến đổi khí hậu. Úc đã tiếp nhận quan điểm và Brazil đang hướng về điều này kể từ cuộc bầu cử tổng thống Jair Bolsonaro vào tháng 10/2018, người đã hứa hẹn sẽ tập trung ưu tiên vào các công việc bảo vệ môi trường.
Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác đang bị yêu cầu phải cắt giảm mạnh lượng tiêu thụ than đá của họ. Hai thế kỷ sau cuộc Cách mạng công nghiệp, họ tranh luận rằng, phương Tây phải chịu trách nhiệm về vấn đề này và phải chịu mọi chi phí để cải thiện sửa chữa vấn đề.
Tại Ba Lan, quốc gia chủ nhà của hội nghị năm nay cũng tồn tại nhiều vấn đề. E ngại các công đoàn khai thác than đá và thiếu các phương án thay thế, chính quyền Ba Lan liên tiếp chậm chạp trong việc cắt giảm lượng khí carbon.
Thậm chí khi phần lớn quốc gia Châu Âu đặt mục tiêu sẽ không còn than đá vào năm 2025 thì Ba Lan nói rằng, họ kỳ vọng nhiên liệu sẽ chiếm hơn một nửa năng lượng vào năm 2030 và hơn 1/3 vào năm 2040.
Khi những mục tiêu này được công bố vào ngày 23/11, đại điện cho một kế hoạch đầy tham vọng tăng cao của Ba Lan, họ vẫn còn thiếu nhiều thứ cần thiết để đạt được mục tiêu kiềm hãm lượng khí thải nhà kính.
Là chủ nhà, Ba Lan sẽ đóng vai trò quan trọng thiết lập tuyên bố cuối cùng. Liên hợp quốc bắt đầu tài trợ cho sự kiện này khi Hiệp định 1992 thừa nhận các vấn đề nóng lên toàn cầu và các quốc gia nghèo đã làm việc lâu dài cùng nhau để yêu cầu các thỏa thuận từ các quốc gia giàu có.
Với yêu cầu cần đạt được sự đồng thuận chung của bất kỳ hiệp định nào, phái đoàn Ba Lan sẽ có tiếng nói quan trọng trong việc định hình điều này.
“Chủ nhà có quyền lực mạnh có thể hỗ trợ các đơn vị tham gia, đảm bảo rằng sự toàn bộ sẽ tốt hơn là tổng hợp của nhiều phần nhỏ và đàm phán thúc đẩy hành động nhanh hơn”, ông Rachel Kyte, đặc phái viên hàng đầu của Liên Hợp Quốc về chính sách năng lượng cho biết. “Các đơn vị chủ nhà ít quyền lực có thể dẫn đến những hành động kém làm chậm tiến trình.”
Lou Leonard, quan chức của Quỹ Động vật hoang dã thế giới, chuyên giám sát về những biến đổi khí hậu và chính sách năng lượng, cho biết Ba Lan sẽ đối mặt với áp lực lớn từ các đối tác EU để thực thi những gì đã được thỏa thuận tại Paris.
Trong khi chính phủ không chấp nhận mục tiêu của các đại biểu hướng về môi trường, mối nghi ngờ ngày càng gia tăng về việc các công ty tư nhân sẽ tạo cho chính quyền Warsaw “vỏ bọc chính trị” để cắt giảm mạnh mẽ lượng khí carbon.
Leonard chia sẻ thêm, Ba Lan sẽ trở thành người hùng bất đắc dĩ trong chương này của câu chuyện Paris, nhưng họ được thiết lập để thành công nếu muốn nắm bắt khoảnh khắc của họ.
Mặc dù sản lượng than đá của Ba Lan giảm xuống còn 144 triệu tấn vào năm 2016 từ mức cao nhất 293 triệu tấn vào năm 1988, Ba Lan vẫn là nguồn dự trữ nhiên liệu lớn nhất của Châu Âu.
Chiếm tới 80% điện năng quốc gia, đây cũng là nguyên nhân chính khiến Ba Lan là nơi có 36 trong số 50 thành phố ô nhiễm nhất Châu Âu. Katowice, với dân số 300.000 người, cũng nằm trong danh sách này và các đại biểu tại hội nghị sẽ dễ dàng hiểu được tại sao thỉnh thoảng lại có các đợt rét đột ngột trong hội nghị. Khi nhiệt độ giảm, than đá được đưa vào các lò nung, thành phố sẽ bắt đầu gửi các cảnh báo cho người dân nên ở trong nhà.
“Người dân vẫn cần sưởi ấm nhà cửa vào mùa đông”, Bộ trưởng môi trường Henryk Kowalczyk cho biết. “Chất lượng không khí sẽ cho thấy thực tế tình huống của chúng ta.”
Tuy nhiên, Katowice có thể mở ra các giải pháp cho Ba Lan. Katowice đang xây dựng các làn đường dành cho xe đạp và thiết lập các trạm sạc cho ô tô điện và kế hoạch đầu tư 565 triệu zloty (150 triệu USD) vào năm 2030 cho các phương án chống lại sương mù khói bụi như thay thế các lò nung than tại nhà.
Điều này phù hợp với bước đi của quốc gia để Ba Lan ngưng sử dụng than đá một cách nhanh chóng. Mặc dù kế hoạch mới nhất này đưa ra sự phụ thuộc lớn hơn vào năng lượng hạt nhân hơn các nguồn năng lượng khác như gió hay mặt trời.
Các đại biểu tại hội nghị sẽ phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn trên quy mô toàn cầu.
Thỏa thuận cuối cùng sẽ yêu cầu các quốc gia tìm ra sự đồng thuận chung về từ việc chi trả cho các quốc gia nghèo, quy mô và hướng đi nỗ lực cắt giảm, làm thế nào để báo cáo các khí thải.
Sẽ không dễ dàng, ông Rachel Kennerley, nhà vận động chiến dịch vì môi trường tại Friends of the Earth cho biết, nhưng các đại biểu sẽ có cơ hội tham gia vào xây dựng thiết lập chính sách về khí hậu toàn cầu cho cả một thế hệ.
“Đó thật sự là vấn đề lớn phải vượt qua, nhiều quốc gia với nhiều ý kiến trái chiều nhau”, Kennerley cho biết. “Chúng tôi không bi quan, nhưng phải thừa nhận đó là một thách thức lớn để có thể phát hành một quy tắc quốc tế mà sẽ làm giảm sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu".