|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ngành than đá Ấn Độ: Từ hưng thịnh tới suy tàn

20:27 | 11/03/2019
Chia sẻ
Nhu cầu sử dụng điện tại Ấn Độ dự kiến sẽ gia tăng gấp đôi trong hai thập kỉ tới và than đá vốn từ lâu đã được dự báo sẽ là sự lựa chọn cho nhiên liệu sản xuất điện. Nhưng điều này có thể sẽ không còn chính xác nữa.
than da tai an do tren con duong kho khan

Không phải vì Ấn Độ không có nguồn dự trữ than đá dồi dào. Ấn Độ có và thậm chí là quốc gia sản xuất và nhập khẩu than đá lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Lý do cũng không phải vì việc khai thác than đá tại Ấn Độ tốn kém nhiều chi phí.

Càng không phải do những khó khăn trong việc vận chuyển than đá từ nơi sản xuất nên nơi sử dụng. Việc vận chuyển cũng là một vấn đề đáng quan tâm nhưng có thể được khắc phục bằng cách đầu tư vào hệ thống đường sắt và những hạ tầng cơ sở khác.

Nguyên nhân chính khiến than đá phải đấu tranh để trở thành nhiên liệu chính trong kế hoạch năng lượng tương lai tại Ấn Độ đơn giản là than đá trở nên quá đắt đỏ khi đặt lên bàn cân so sánh với các nguồn năng lượng tái tạo thay thế khác như gió và mặt trời.

Trong vài tháng qua, những cuộc đấu giá cung cấp điện cho thấy những nguồn năng lượng tái tạo có thể cung cấp điện với mức giá thấp hơn 3 rupee trên mỗi KWh, một mức giá khiến các nhà máy nhiệt điện than đá gặp phải nhiều khó khăn trong cạnh tranh.

Gần như không có cơ hội nào cho các nhà máy nhiệt điện than mới có thể sản xuất với mức giá cạnh tranh so với nguồn năng lượng thay thế, đòi hỏi nhiều vốn và chi phí hoạt động cao hơn rất nhiều.

Rajit Desai, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật, mua sắm và xây dựng tại nhà máy điện tư nhân lớn Tata Power phát biểu tại hội nghị Coaltrans Ấn Độ trong tuần tính đến ngày 23/2 rằng công ty ông sẽ không phát triển bất kì nhà máy nhiệt điện than mới nào nữa.

Thay vào đó Tata Power tập trung mua lại các nhà máy nhiệt điện than. Những nhà máy này bắt đầu xây dựng vào 7 năm trước khi nhu cầu và giá điện dự báo tăng.

Một vài nhà máy đang trong quá xây dựng hoặc vừa mới hoàn thành, mặc dù không thể có các hợp đồng mua bán năng lượng với giá đủ cao để chúng hoạt động có lợi nhuận. Điều này có nghĩa một công ty như Tata Power có thể mua lại những nhà máy này với mức chiết khấu đủ lớn và giữ hoạt động sản xuất với mức giá điện hiện tại.

Nhu cầu đầu ra than đá giảm

Những khó khăn của ngành than đá bắt đầu được thể hiện trong bộ dữ liệu được biên soạn bởi Công cụ theo dõi nhà máy khai thác than đá toàn cầu. Dữ liệu cho thấy, tính đến tháng 1/2019, Ấn Độ đang khai thác than đá với công suất 36,12 GW và trong đó có 220 GW công suất đang hoạt động.

Tuy nhiên, dữ liệu này cũng chi ra, tổng cộng 491 GW công suất than đá theo kế hoạch đã bị hủy bỏ trong 8 năm vừa qua, gợi ý sản xuất nhiệt điện than đá đã thu hẹp và suy giảm khá đáng kể.

Kế hoạch năng lượng quốc gia của chính phủ Ấn Độ cho thấy 94 GW công suất than đá mới sẽ được gia tăng vào giữa những năm tài chính giai đoạn 2017 - 2018 và 2026 - 2027. Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 22 GW được cấp phép, dự báo đầu ra của các nhà máy mới dường như thấp hơn đáng kể so với những gì chính phủ dự kiến.

Một vấn đề khác nữa của ngành than đá Ấn Độ là các ngân hàng đang trở nên do dự hơn trong việc cho vay với những liên doanh mới và doanh nghiệp bảo hiểm cũng ít quan tâm hơn đến ngành.

Những khó khăn này chủ yếu do vấn đề rủi ro các nhà máy than mới có thể sẽ không thể tồn tại được. Với công suất 40,1 GW mà các nhà máy nhiệt điện than hiện tại mang lại, những nhà máy này được đánh giá là “tài sản mắc cạn”, theo một nghiên cứu của Viện phân tích tài chính và kinh tế năng lượng cho biết.

Do đó, khả năng lớn là các công ty tư nhân tại Ấn Độ sẽ không xây dựng thêm bất kì nhà máy nhiệt điện than mới nào nữa, khiến chỉ còn các doanh nghiệp nhà nước lớn như NTPC có khả năng xây dựng mở rộng thêm.

Những tin tức từ website của NTPC cho thấy gần đây công ty này đang lên kế hoạch gia tăng 18,67 GW công suất vào năm 2023 với phương thức đầu tư riêng lẻ hoặc kết hợp với các liên doanh, trong đó phần lớn công suất là từ nhiệt điện than đá.

Đó là một số cách nằm trong kế hoạch của chính phủ. Cũng có thể các nhà máy nhiệt điện đốt than cũ sau thời gian dự báo “nghỉ hưu” có thể sẽ mở lại và gia tăng công suất vượt dự kiến.

Nếu than đá mất đi sự hấp dẫn tại Ấn Độ thì câu hỏi được đặt ra là liệu nguồn năng lượng thay thế có thể thực sự đáp ứng được nhu cầu điện tăng cao hay không?

Trong khi chắc chắn rằng năng lượng tái tạo có thế đáp ứng đầy đủ công suất nhưng thách thức đặt ra khi phải tích hợp nguồn năng lượng không liên tục này vào mạng lưới điện hiện tại. Đồng thời, phải thiết lập các hệ thống lưu trữ đủ lớn dưới dạng pin hay các nhà máy thủy điện tích năng để đảm bảo được tính ổn định.

Than đá sẽ không biến mất hoàn toàn tại Ấn Độ, nhất là khi hệ thống hiện tại sẽ cung cấp năng lượng ít nhất cho hơn hai thập kỉ nữa.

Mặc dù vậy, thị phần than đá trong tương lai sẽ giảm theo xu hướng, các công ty năng lượng sẽ phải chuẩn bị nhiều hơn trước viễn cảnh năng lượng thay thế sẽ cung cấp phần lớn công suất mới trong những năm tới.



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Cẩm Tiên

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.