Thách thức lớn của Trung Quốc năm 2022: Cần người dân tăng cường chi tiêu
Cùng với thị trường bất động sản, chi tiêu tiêu dùng là một trong hai lĩnh vực mà các nhà kinh tế lo ngại nhất khi nói về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc. Chi tiêu tiêu dùng cũng là lĩnh vực mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư đặt niềm tin vào khi họ kỳ vọng sức chi tiêu của tầng lớp trung lưu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trong năm tới.
Tại Hội nghị công tác kinh tế trung ương trong tháng này, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc cảnh báo rằng tăng trưởng phải đối mặt với "áp lực gấp ba" từ nhu cầu thu hẹp, cú sốc nguồn cung và kỳ vọng suy yếu.
Nhà kinh tế trưởng Wang Jun của ngân hàng Zhongyuan (Bank) nói: "Vấn đề chính của "áp lực gấp ba" là nhu cầu vẫn yếu hoặc nhu cầu không đủ. Nếu nhu cầu được cải thiện thì kỳ vọng sẽ cải thiện".
Nhà kinh tế trưởng của Zhongyuan Bank cho biết nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế không thể duy trì được phản ánh ở sự suy yếu nhu cầu, đặc biệt là tác động tiêu cực của đại dịch tới thu nhập của người dân.
Ngoài ra, ông cũng chỉ ra nhu cầu yếu từ việc giảm chi tiêu của chính quyền địa phương cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng cùng với quy định về việc dạy thêm sau giờ học đã ảnh hưởng đến việc làm.
Về yếu tố áp lực thứ ba từ cú sốc nguồn cung, ông Wang Jun cho biết chủ yếu nó liên quan đến đại dịch và các biện pháp cắt giảm lượng khí thải carbon quá quyết liệt dù được điều chỉnh sau đó. Các hạn chế liên quan đến dịch bệnh đối với việc quay trở lại làm việc cũng góp phần gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm cả việc thiếu hụt những thành phần quan trọng như chất bán dẫn.
Tựu chung lại, sự không chắc chắn về việc làm và thu nhập làm giảm mức độ sẵn sàng chi tiêu của người dân. Việc chính quyền Trung Quốc siết chặt nợ đối với các công ty phát triển bất động sản cũng ảnh hưởng đến nhận thức của các hộ gia đình về giàu có, bởi phần lớn có liên quan đến bất động sản.
Nhà kinh tế trưởng Jianguang Shen của công ty thương mại điện tử Trung Quốc JD.com nhấn mạnh: "Việc phục hồi tiêu dùng trong năm tới sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế".
Chuyên gia Shen cho rằng các nhà chức trách có thể thúc đẩy tiêu dùng như cách Hong Kong (Trung Quốc) cung cấp phiếu mua hàng.
Điều đó sẽ thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu vào các doanh nghiệp cụ thể, như khách sạn, khuyến khích hơn nữa cấu trúc "xếp hàng" từng bước sẽ không cho phép sử dụng các phiếu mua hàng tiếp theo cho đến khi phiếu đầu tiên hết hạn hoặc được sử dụng hết.
Doanh số bán lẻ của Hong Kong sụt giảm trong năm 2019 và 2020 khi các cuộc biểu tình làm gián đoạn hoạt động trong nền kinh tế cùng với đại dịch, khiến Khu hành chính đặc biệt này không thể tiếp cận được khách du lịch bên ngoài và đại lục.
Chính quyền Hong Kong đã đưa ra chương trình phiếu quà tặng mới vào tháng Tám và doanh số bán lẻ trong năm tài khóa tính đến hết tháng 10/2021 tăng 8,45% so với năm tài khóa trước.
Trong khi đó, doanh số bán lẻ tại Trung Quốc đại lục giảm trong năm ngoái dù về tổng thể thì nền kinh tế tăng trưởng. Mặc dù doanh số bán lẻ tăng vọt trong quý I năm nay sau khi sụt giảm vào năm trước, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại, đặc biệt là kể từ mùa Hè. Doanh thu bán lẻ trong 11 tháng kể từ đầu năm nay vẫn tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ước tính của ngân hàng quốc tế Goldman Sachs, người tiêu dùng Trung Quốc tăng chi tiêu cho thực phẩm và quần áo hơn là các dịch vụ khác, như giáo dục và giải trí. Goldman Sachs kỳ vọng sự chênh lệch chi tiêu giữa hàng hóa với dịch vụ sẽ thu hẹp lại trong năm tới.
Theo Goldman Sachs, mặc dù dự đoán tiêu dùng hộ gia đình vào năm tới sẽ tăng trưởng 7%, nhưng mức tiêu dùng "sẽ vẫn thấp hơn xu hướng trước COVID-19 vào cuối năm 2022. Giới chuyên gia chỉ ra cản trở cho tăng trưởng tiêu dùng từ chính sách "Không COVID" của Trung Quốc đối với việc kiểm soát dịch bệnh cũng như suy giảm của lĩnh vực bất động sản.
Ngân hàng đầu tư Mỹ dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại còn 4,8% trong năm tới, giảm so với dự báo tăng trưởng 7,8% trong năm nay.
Đối với chính sách kinh tế năm 2022, Trung Quốc nhấn mạnh rằng ổn định sẽ là ưu tiên hàng đầu. Giới chức trách cũng đã làm rõ trong năm nay rằng chất lượng tăng trưởng ngày càng quan trọng hơn số lượng.
Viện Trái đất của Đại học Columbia, Trung tâm Trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc và Viện nghiên cứu Ali, cố gắng đánh giá những tiến bộ như trên bằng chỉ số phát triển bền vững quốc gia. Ngoài GDP, chỉ số kết hợp nhiều yếu tố khác, như doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ cao và chi tiêu cho giáo dục, phúc lợi xã hội và xử lý ô nhiễm.
Theo số liệu mới nhất, chỉ số phát triển bền vững của Trung Quốc tăng từ 59 điểm năm 2015 lên 82,1 điểm tính theo thang điểm 100 vào năm 2019.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/