Quả thực không ngoa khi cho rằng 2021 là một trong những năm biến động nhất của Trung Quốc trong thời kỳ hiện đại. Năm qua, siêu cường thứ hai thế giới liên tục ghi nhận những dấu mốc ấn tượng và đôi khi là đáng buồn trên hàng loạt lĩnh vực, từ chính trị, xã hội đến kinh tế, tài chính.
30-12-2021
28-12-2021
22-12-2021
Hàng trăm nghệ sĩ vây quanh lá cờ của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong một buổi biểu diễn trước thềm lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng. Sau đó, tại buổi lễ chính thức vào ngày 1/7, Chủ tịch Tập Cận Bình đã gửi nhiều thông điệp mạnh mẽ đến thế giới qua bài diễn văn kéo dài một giờ. (Ảnh: AP ).
Tại sa mạc Gobi, ngày 17/6, Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu 12 (Shenzhou-12) mang theo ba phi hành gia lên trạm vụ trũ đầu tiên của nước này, đánh dấu một bước tiến mới trong cuộc dạo chơi vũ trụ của chính quyền Bắc Kinh. (Ảnh: Xinhua ).
Sau ba năm bị quản thúc tại Canada, vào tối khuya ngày 25/9, bà Mạnh Vãn Chu - CFO của Huawei Technologies, đã đáp chuyến bay về sân bay quốc tế Thâm Quyến. Trước đám đông hơn 100 người ủng hộ, bà Mạnh vẫy tay và thực hiện một bài phát biểu ngắn. Kết thúc, bà bày tỏ: "Cuối cùng, tôi đã về nhà". (Ảnh: Xinhua ).
Màn hình lớn bên ngoài một trung tâm thương mại chiếu cảnh hội đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình, ngày 15/11. Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo trò chuyện sau gần một năm ông Biden tiếp quản Nhà Trắng. (Ảnh: Getty Images ).
Người dân tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô tiêm vắc xin ngừa COVID-19, ngày 9/4. Theo dữ liệu của Our World in Data, đến nay Trung Quốc đã triển khai tổng cộng 2,7 tỷ liều vắc xin, trong đó 1,19 tỷ dân đã tiếp nhận đầy đủ hai mũi tiêm. (Ảnh: Xinhua ).
Đội cứu hộ giải cứu người dân bị kẹt trong cơn lũ lớn tại tỉnh Hà Nam, ngày 23/7. Ít nhất 100.000 dân đã phải sơ tán, nhiều tài sản ngập trong nước lũ, một số doanh nghiệp lớn bị gián đoạn hoạt động và xuất hiện nguy cơ thiếu hụt lương thực, hàng hóa trên diện rộng. (Ảnh: SCMP ).
Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra tại New York ngày 21/9, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ không xây thêm các nhà máy điện than mới ở nước ngoài nhằm giảm lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tăng sản lượng than trong nước để giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu điện từ cuối tháng 8. (Ảnh: Getty Images ).
Công nhân trong một trang trại khai thác bitcoin ở Dujiangyan thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Từ nhiều năm trước, Bắc Kinh đã thể hiện thái độ không bằng lòng với hoạt động khai thác tiền ảo và sang đến năm nay, chiến dịch trấn áp thị trường tiền ảo trở nên gay gắt hơn. Giữa tháng 11, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, cho biết sẽ tiếp tục xử lý toàn bộ chuỗi khai thác tiền ảo và thiết lập một cơ chế lâu dài nhằm ngăn chặn sự “hồi sinh” của các giao dịch tiền ảo. (Ảnh: AFP ).
Ngày 11/8, Trung Quốc đã quyết định đóng cửa một ga lớn tại cảng Ninh Ba - Chu Sơn sau khi một nam công nhân tại ga này phát hiện dương tính với COVID-19. Đây là lần thứ hai trong năm nay chính quyền Bắc kinh đóng cửa một trong các cảng biển lớn trong nước vì dịch bệnh. Ninh Ba - Chu Sơn là cảng lớn thứ ba thế giới về công suất container, đồng thời đóng vai trò lớn trong dòng chảy thương mại của Trung Quốc. (Ảnh: Getty Images ).
Ngày 18/8, tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ chính thức theo đuổi chính sách "thịnh vượng chung". Trong năm qua, thịnh vượng chung đã trở thành động lực để Bắc Kinh hạn chế quyền lực của các gã khổng lồ công nghệ, hạ nhiệt giá nhà ở, khuyến khích hoạt động từ thiện và theo đuổi năng lượng sạch. Đây còn được dự báo là chính sách có thể định hình nền kinh tế tỷ dân trong vài năm tới. (Ảnh: AP ).
Ngày 13/9, người dân đã tụ tập tại trụ sở của tập đoàn địa ốc Evergrande ở Thâm Quyến để yêu cầu "bom nợ" này thanh toán các khoản vay và hoàn trả các sản phẩm tài chính cho họ. Bảo an phải xây hàng rào để ngăn nhà đầu tư. Hiện tại, Evergrande là tập đoàn bất động sản nặng nợ nhất thế giới với khoản nợ hơn 200 tỷ USD. Vụ bê bối của Evergrande đã phơi bày ra những điểm yếu trong hệ thống tài chính và nền kinh tế Trung Quốc. (Ảnh: CNN ).
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/
Yên Khê
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh
Link bài gốc
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/photostory-nam-2021-sieu-cuong-trung-quoc-da-trai-qua-nhung-gi-4220211231115349067.htm