|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tăng trưởng ở tất cả các mảng kinh doanh thúc đẩy giá mục tiêu MSN

09:33 | 18/08/2021
Chia sẻ
Theo thống kê đến nay cho thấy cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group) đã tăng gấp rưỡi từ đầu năm. Nếu tính trong vòng 1 năm qua, mức tăng xấp xỉ ngưỡng 150%.
Tăng trưởng ở tất cả các mảng kinh doanh thúc đẩy giá mục tiêu MSN - Ảnh 1.

Tăng trưởng ở tất cả các mảng kinh doanh thúc đẩy giá mục tiêu MSN. (Ảnh minh hoạ: Masan Group).

Kỳ vọng tăng trưởng từ các công ty tiêu dùng thiết yếu

HSC nhận định triển vọng kinh doanh nửa cuối năm 2021 của MSN sẽ càng khả quan hơn so với nửa đầu năm. HSC đã điều chỉnh lợi nhuận dự kiến của MSN trong năm 2021 tăng 28,6% đạt mức 3.315 tỷ đồng (tăng 168% so với cùng kỳ năm trước) và nâng 15,4% giá mục tiêu lên 154.600đ.

Với kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt và toàn diện trong nửa đầu năm 2021 và triển vọng kinh doanh nửa cuối năm đầy hứa hẹn, BVSC đưa ra khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu MSN với giá mục tiêu theo là 160.000 đồng/cp. Định giá MSN cao nhất đến nay thuộc về VCSC khi báo cáo công bố ngày 16/7 của công ty chứng khoán này đưa ra khuyến nghị MUA và giá mục tiêu MSN ở mức 172.000 đồng/cp.

Các chiến lược và tầm nhìn của ban điều hành MSN được đánh giá là đáp ứng tốt xu hướng tiêu dùng đang chuyển đổi mạnh mẽ do đại dịch COVID-19, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng hiện đại. Tổng quan, các sản phẩm của Masan đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại. Đơn cử, trong giai đoạn giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn gia tăng.

Theo thống kê từ Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), giai đoạn từ 2016 - 2020, Việt Nam xếp thứ ba trong top 10 nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới. Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cũng cho biết, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh giãn cách xã hội gia tăng 67%. Và Masan Consumer (một thành viên của Masan Group) là một trong nhóm "big 4" đứng đầu thị trường này tại Việt Nam.

Theo Kantar Worldpanel, doanh số của thực phẩm đóng gói đã tăng 35% trong 2 tuần đầu của tháng 7 (so với cùng kỳ năm trước) do nhu cầu tiêu thụ và dự trữ thực phẩm của người dân gia tăng khi hàng quán đóng cửa. Người dân đã tích trữ thực phẩm tiện lợi như thịt chế biến, mì gói… Nhu cầu tiêu thụ của mặt hàng gia vị cũng tăng cao hơn do người dân nấu ăn ở nhà nhiều hơn.

Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phúc tạp, việc lưu chuyển hàng hóa và các nhà máy cung ứng sản phẩm thiết yếu đang gặp nhiều khó khăn về nhân sự và việc tổ chức 3 tại chỗ. Vì vậy, việc đi tìm giải pháp hiệu quả để kết nối các "vùng xanh" nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng và sản xuất cho các doanh nghiệp và nhà máy nhu yếu phẩm đang được kiến nghị. 

Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng giám đốc Thường trực Công ty VinCommerce (công ty thành viên của Tập đoàn Masan và là đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart+) đã đề xuất về giải pháp 'vùng đệm', đảm bảo chuỗi cung ứng, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổ chức ngày 8/8/2021 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.

Mở rộng quy mô chuỗi VinMart+

Với sự cải thiện toàn diện trong nửa đầu năm, đặc biệt là ở mảng tiêu dùng, BVSC tin rằng MSN sẽ kết thúc năm 2021 với mức LNST hoàn thành cận trên mức kế hoạch của tập đoàn (~4.000 tỷ đồng).

Những giao dịch M&A hàng trăm triệu USD gần đây củng cố nền tảng vững chắc để Masan thành công trên hành trình xây dựng nền tảng "Point of Life". Thương vụ nhóm nhà đầu tư dẫn đầu bởi Alibaba, Baring Private Equity Asia rót 400 triệu USD vào The CrownX của Masan được giới phân tích nhìn nhận là cú hích lớn hơn cả để kỳ lân ngành tiêu dùng - bán lẻ của Việt Nam tăng tốc. 

VinCommerce đang giữ vị trí số một về mạng lưới bán lẻ với hàng ngàn siêu thị/ cửa hàng VinMart/ VinMart+ trên toàn quốc kết hợp với Lazada nói riêng và Alibaba nói chung sẽ đẩy nhanh sự phát triển kênh của bán hàng trực tuyến. 

The CrownX đang hoàn thiện mảnh ghép để trở thành nhà bán lẻ Offline to Online (O2O) số một Việt Nam. Ngay trong giai đoạn 2021-2025, Masan kỳ vọng kênh online sẽ đóng góp tỷ trọng 15% tổng doanh thu bán lẻ của The CrownX.

Những chuyển biến tích cực hiện hữu với mô hình cửa hàng VinMart+ cũng được đánh giá là điểm sáng trong chuỗi chiến lược của Masan, đặc biệt là khi các điểm bán này đã góp phần đáng kể trong việc phục vụ người tiêu dùng mua sắm hàng hóa thiết yếu, đảm bảo an toàn vệ sinh khi nhiều chợ đóng cửa và dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp.

Về mặt doanh thu, tuy chuỗi có sự sụt giảm chủ yếu do số lượng cửa hàng ít điểm hơn so với năm ngoái nhưng với các cửa hàng hiện hữu ghi nhận tăng trưởng doanh thu LFL/m2 ở mức 2 chữ số tại các khu vực trọng điểm như TP.HCM. Và hiện, chuỗi đang đặt mục tiêu, trong năm 2021 sẽ mở rộng quy mô VinMart+ lên 3001 cửa hàng.

Về mặt lợi nhuận, biên EBITDA tăng 848 bps nhờ đàm phán lại với các nhà cung cấp và các sáng kiến tối ưu hóa hoạt động. Mô hình ki-ốt Phúc Long, đã được chứng minh là cải thiện khả năng sinh lời của cửa hàng. Bên cạnh đó, các cải tiến sản phẩm và cách bài trí, giá cả và các chương trình khuyến mãi và dịch vụ bán hàng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Ngoài ra, BVSC còn đánh giá cao đối với mảng chuỗi giá trị thịt khi MEATDeli đóng góp 11,4% tổ doanh thu với BLN gộp liên tục đạt trên 20%. Điều này phần nào giải tỏa áp lực đối với mảng thức ăn chăn nuôi có BLN gộp bị thu hẹp do giá hàng hóa nông sản tăng.

Tình hình hoạt động kinh tế toàn cầu dần phục hồi, mở ra một chu kỳ giá hàng hóa mới. Vì thế, mảng đóng góp của MSR chắc chắn đóng góp tích cực cho bức tranh chung của MSN bởi tiềm năng từ giá vonfram cao hơn, khối lượng bán vonfram ổn định chắc chắn hơn và ghi nhận cộng hưởng từ dự kiến doanh thu về đồng tồn kho.

Ước tính sản lượng tinh quặng đồng tồn kho rơi vào khoảng 14 nghìn tấn, tính đến cuối quý 2. MSN đang nỗ lực giải quyết và giảm tải lượng tồn kho này trong 6 tháng cuối năm. Với việc hợp nhất HCS, hóa chất công nghệ cao hiện đang đóng góp 67% doanh thu hợp nhất của MSR trong 6T21 so với 18% năm ngoái.

Bích Thu

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.