Tại sao Fed phải dùng đến 'hỏa lực' kép để chống lại mối đe dọa từ dịch COVID-19?
Hôm 15/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tập trung một lượng lớn "hỏa lực" chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế và thị trường tài chính Mỹ vượt qua ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Cụ thể, ngân hàng trung ương (NHTW) Mỹ đã đưa lãi suất cơ bản về gần mức 0 (tức hạ lãi suất 100 điểm cơ bản), đồng thời hứa hẹn tung ra một chương trình nới lỏng định lượng trị giá 700 tỉ USD.
Theo Bloomberg, hai động thái mới của Fed là một mũi tên kép nhằm mục đích ngăn chặn các tác động tiềm tàng của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Mỹ, trong đó bao gồm khả năng làm suy yếu thị trường việc làm và sụt giảm doanh thu của các doanh nghiệp.
Các biểu đồ dưới đây cho thấy lí do tại sao Fed, vốn vừa hạ lãi suất khẩn cấp 50 điểm cơ bản hôm 3/3, lại thực hiện thêm một bước đi táo bạo khác để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 với nền kinh tế.
Chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp đi xuống
Trước khi dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế của nước này duy trì ổn định ở mức 2%. Tuy nhiên, hiện tại chi tiêu của người tiêu dùng có dấu hiệu chững lại khi có ngày càng nhiều người Mỹ phải ở nhà và hạn chế các hoạt động xã hội như tham dự sự kiện thể thao, ăn tối, du lịch,...
Điều đó lí giải tại sao nhiều nhà kinh tế lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ.
"Chúng tôi dự đoán hoạt động kinh tế của nước Mỹ sẽ giảm mạnh trong nửa cuối tháng 3 và trong tháng 4 vì lo ngại xoay quanh dịch COVID-19 khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm chi tiêu đi lại, giải trí và ăn uống", nhóm nhà kinh tế tại Goldman Sachs, dẫn đầu bởi ông Jan Hatzius, dự đoán.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu này còn nhận định sự chững lại của nền kinh tế Mỹ khi đó có thể được xem là suy thoái.
"Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và sự thắt chặt của các điều kiện tài chính thời gian gần đây nhiều khả năng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến tăng trưởng kinh tế Mỹ", nhóm chuyên gia của Goldman Sachs nói thêm.
Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đã tăng lên rõ rệt khi hoạt động kinh tế bị đình trệ. Fed cho biết họ sẽ giữ lãi suất gần mức 0 "cho đến khi đủ tự tin rằng nền kinh tế Mỹ đã vượt qua các vấn đề gần đây và đang đi đúng hướng để có thể hoàn thành mục tiêu ổn định việc làm và giá cả hàng hóa ở mức tối đa".
Để đảm bảo thị trường chứng khoán thế chấp và trái phiếu Kho bạc Mỹ hoạt động ổn định, cũng như giữ chi phí đi vay ở mức thấp, Fed cho hay họ sẽ mua thêm ít nhất 500 tỉ USD trái phiếu kho bạc Mỹ và ít nhất 200 tỉ USD chứng khoán thế chấp (MBS).
"Động thái trên chắc chắn sẽ không giúp ngăn chặn suy thoái, nhưng tôi nghĩ Fed đã có những hành động táo bạo để giảm thiểu rủi ro từ căng thẳng tài chính, điều có thể khiến cú sốc kinh tế từ COVID-19 trở nên tồi tệ hơn rất nhiều", theo ông James Knightley - nhà kinh tế trưởng của ING Group.
"Fed đang đi đúng hướng, không có lí do gì để họ phải chờ đợi trong lúc này", ông nhấn mạnh.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/