ECB thông qua chương trình mua trái phiếu khẩn cấp trị giá 820 tỉ USD để đối phó với COVID-19
"Không có giới hạn cho cam kết của chúng tôi đối với đồng euro", Chủ tịch ECB Christine Lagarde nói. Giá trị hợp đồng tương lai của đồng euro và các cổ phiếu Mỹ đã tăng sau biện pháp kích thích này.
Quyết định được đưa ra trong cuộc họp đột xuất vào tối thứ Tư khi những phản ứng mới nhất của nền kinh tế toàn cầu cho thấy dấu hiệu của sự suy thoái trong năm nay.
Ở châu Âu, các quan chức đang cân nhắc kích hoạt một quỹ cứu trợ để giúp các quốc gia trong khu vực có tình trạng tài chính công căng thẳng, chi phí vay của họ tăng đột biến sau khi công bố các biện pháp chi tiêu bổ sung.
Trong tuần trước, ECB đã đồng ý bơm thêm thanh khoản vào hệ thống tài chính để giảm bớt việc siết chặt tài trợ. Gói hỗ trợ tiếp theo được đưa ra vào thứ Tư bao gồm:
Chương trình mua tài sản tạm thời để mua chứng khoán khu vực công và tư nhân, trị giá 750 tỉ euro và hoạt động đến ít nhất là đến cuối năm 2020, bao gồm tất cả các hạng mục tài sản phù hợp theo Chương trình Thu mua tài sản (APP). Nợ chính phủ Hy Lạp cũng sẽ được đưa vào chương trình.
Cùng với đó, tiêu chuẩn tài sản thế chấp sẽ được nới lỏng bằng cách điều chỉnh một số thông số rủi ro.
Chương trình sẽ tiếp tục cho đến khi ECB phán đoán giai đoạn khủng hoảng của đại dịch sẽ kết thúc, nhưng không phải trong năm nay. ECB cũng sẽ xem xét tăng giới hạn về định lượng và sẵn sàng tăng qui mô của các chương trình mua tài sản của mình
ECB cam kết hỗ trợ mọi công dân khu vực đồng euro vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay và đảm bảo để các thành phần (các hộ gia đình, các công ty, ngân hàng hay các chính phủ) có thể hưởng lợi từ các điều kiện hỗ trợ tài chính để giảm ảnh hưởng do bệnh dịch.
Tuần trước, ECB đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá lên tới 120 tỉ euro (135 tỉ USD) nhằm hỗ trợ nền kinh tế châu Âu, đặc biệt là các ngân hàng gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Cụ thể, ECB thực hiện mua trái phiếu và tín dụng ưu đãi đến hết năm 2020 trị giá 120 tỉ euro, tăng từ mức 20 tỉ euro/tháng hiện nay.