|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thực tế ảo là 'con dao hai lưỡi' với ngành game

07:35 | 22/06/2023
Chia sẻ
Khi các thế giới ảo trong nhiều tựa game ngày càng trở nên giống thật hơn, nhiều chuyên gia lo ngại rằng điều đó sẽ khiến con người dành nhiều thời gian hơn trong các tựa game thay vì tương tác xã hội ngoài đời thực, khiến các mối quan hệ xã hội thay đổi.

Nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trò chơi, ranh giới giữa thế giới ảo và thế giới thực ngày càng trở nên mờ nhạt. Các trải nghiệm trong những tựa game nhập vai ngày nay đang ngày càng giống với thực tế hơn, theo KrAsia.

Tuy nhiên, khi đi sâu vào các lĩnh vực kỹ thuật số, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Sự trỗi dậy của thế giới ảo sẽ định hình sự hiểu biết của con người về thực tại như thế nào và làm thế nào con người có thể đạt được sự cân bằng giữa việc đón nhận những đổi mới này và bám trụ vào thế giới xung quanh? Những câu hỏi này lại đang tỏ ra tương đối đúng với ngành game.

Sự phát triển của công nghệ thực tế ảo đang trở thành "con dao hai lưỡi" với ngành game. (Ảnh: KrAsia).

Sự phát triển của ngành game

Khi con người suy ngẫm về những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ trò chơi, điều quan trọng là phải xem xét những sắc thái mà sự phát triển này đã tác động đến cuộc sống.

Từ đồ họa đơn giản nhưng quyến rũ của tựa game “Pong” và vũ trụ pixel của “Super Mario” đến thế giới ảo đắm chìm, sống động như thật được hỗ trợ bởi thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI), ngành game đã đi một chặng đường dài. Những đổi mới này không chỉ làm mờ ranh giới giữa thực tế và ảo mộng, mà còn xác định lại cách con người tương tác với các cảnh quan kỹ thuật số và với nhau.

Một ví dụ tiêu biểu có thể kể tới là “Fortnite”, tựa game tự hào có hơn 350 triệu người chơi đã đăng ký. Fortnite không đơn thuần chỉ là một trò chơi, nó đã phát triển thành một trung tâm xã hội, với các buổi hòa nhạc ảo, buổi ra mắt phim và các sự kiện trong thế giới thực khác diễn ra trong biên giới kỹ thuật số của nó.

Một mặt, sự phát triển của game đã dẫn đến mức độ hòa nhập và tương tác chưa từng có, thay đổi cách chúng ta chơi, học và giao tiếp. Các trò chơi hiện đại mang đến những trải nghiệm phong phú, hấp dẫn có thể thúc đẩy sự sáng tạo, giải quyết vấn đề và cộng tác.

Ví dụ, các trò chơi như “Portal” và “The Witness” thách thức người chơi tư duy phản biện và giải các câu đố phức tạp, trong khi các trò chơi trực tuyến nhiều người chơi (MMO) như “World of Warcraft” và “Final Fantasy XIV” quy tụ hàng triệu người chơi từ khắp nơi thế giới để hợp tác, cạnh tranh và hình thành tình bạn lâu dài.

Mặt khác, tính hiện thực và độ phức tạp ngày càng tăng của trải nghiệm chơi trò chơi đặt ra những câu hỏi quan trọng về tác động tiềm ẩn của chúng đối với sức khỏe và cảm giác thực tế của con người.

Rủi ro khi công nghệ quá phát triển không chỉ đơn giản là nghiện game, mà là khả năng từ bỏ các trách nhiệm và mối quan hệ trong cuộc sống thực. Liệu con người có thể bắt đầu bỏ qua các mối quan hệ giữa người với người, đánh đổi sự tương tác trong thực tế và để chạy theo sức hấp dẫn của một nhân vật trong game?

Khi ranh giới giữa thực tế ảo và thực tế ngày càng bị xóa nhòa, điều quan trọng là con người phải nhận thức được những rủi ro này và tự hỏi: Làm cách nào để đảm bảo rằng niềm đam mê với thế giới ảo không làm ảnh hưởng tới sự tương tác trong thế giới thực?

Để trả lời những câu hỏi này, con người phải thực hiện một cách tiếp cận cân bằng và nhận ra rằng tác động của việc chơi game đối với cuộc sống đến từ nhiều mặt và phụ thuộc vào bối cảnh.

Mặc dù bản chất các tựa game nhập hiện đại có thể là một công cụ mạnh mẽ để học hỏi, thể hiện bản thân và kết nối xã hội, nhưng điều quan trọng là phải duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa trải nghiệm ảo và đời thực. Bằng cách quản lý thói quen chơi game của mình và ưu tiên các tương tác trực tiếp, chân thực, con người có thể đảm bảo rằng thế giới trò chơi không ngừng phát triển vẫn là một động lực tích cực trong cuộc sống mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ trong thực tế.

Tác độc của VR tới thực tế

Các nhà nghiên cứu tại Virtual Human Interaction Lab của Đại học Stanford đã nghiên cứu tác động của VR (thực tế ảo) đối với nhận thức của con người về thực tế. Theo phát hiện của họ, trải nghiệm VR có thể có tác động sâu sắc và lâu dài đến hành vi và thái độ của con người.

Ví dụ, những người tham gia trong một nghiên cứu chặt cây ảo có nhiều khả năng tiết kiệm giấy hơn trong thế giới thực. Trong một nghiên cứu khác, các mô phỏng ảo về tình trạng vô gia cư đã dẫn đến sự đồng cảm và hành vi xã hội gia tăng đối với những người vô gia cư ngoài đời thực.

Không khó để nhận thấy các mô hình VR đang nổi lên ở đây. Khi con người ngày càng gắn bó sâu sắc hơn trong những thế giới kỹ thuật số, chính nhận thức của họ về thực tế đang được định hình lại và ranh giới giữa thực và ảo ngày càng trở nên mong manh.

Con dao hai lưỡi: Lợi ích và rủi ro của trải nghiệm chơi game nhập vai

Khi con người vật lộn với những tác động của việc ngày càng phụ thuộc vào trải nghiệm chơi game nhập vai, điều quan trọng là phải xem xét cả mặt tích cực và tiêu cực.

Một mặt, những trải nghiệm này mang đến những cơ hội để thể hiện bản thân, sáng tạo và hợp tác. Chẳng hạn, trò chơi nổi tiếng “Minecraft” đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người chơi cùng hợp tác và xây dựng những thế giới phức tạp, giàu trí tưởng tượng.

Tuy nhiên, không thể bỏ qua mặt tối của trải nghiệm chơi game nhập vai. Chơi game quá mức có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như tình trạng cô lập xã hội, nghiện ngập và các vấn đề sức khỏe thể chất. Theo một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics, trẻ em dành hơn hai giờ mỗi ngày để chơi trò game có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tâm lý.

Một rủi ro tiềm ẩn khác nằm ở khả năng phân biệt giữa trải nghiệm ảo và đời thực. Khi thế giới ảo ngày càng trở nên giống thật, con người có thể nhận thấy mình ưu tiên các mối quan hệ và thành tích ảo hơn các kết nối và thành tích trong đời thực.

Một ví dụ điển hình cho điều này là tình trạng “rối loạn chơi game”, được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là một tình trạng sức khỏe tâm thần vào năm 2018. Rối loạn chơi game được miêu tả là sự mất kiểm soát đối với thói quen chơi game, ưu tiên chơi game hơn các sở thích khác và cuộc sống hàng ngày.

Trải nghiệm chơi game nhập vai có thể tác động đáng kể đến sức khỏe tâm thần. Trong khi một số nghiên cứu chỉ ra rằng trò chơi điện tử có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng, những nghiên cứu khác lại chỉ ra mối liên hệ giữa việc chơi game quá mức với mức độ trầm cảm, lo lắng và cô đơn gia tăng.

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Computers in Human Behavior cho thấy việc chơi nhiều trò chơi điện tử có liên quan đến mức độ trầm cảm và lo lắng cao hơn ở những người trẻ tuổi.

Anh Nguyễn

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).