|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sau vết xe đổ với tiền điện tử, Trung Quốc sẽ có thị trường NFT riêng do chính phủ kiểm soát

15:00 | 29/01/2022
Chia sẻ
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo các công ty về NFT, nhưng cho tới nay vẫn chưa có một lệnh cấm chính thức nào được ban hành.

Các nhà phân tích cho biết, Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ để mắt đến những "bộ sưu tập tài sản kỹ thuật số" (một cách gọi khác về tài sản NFT) được hỗ trợ bởi các nền tảng blockchain đang mọc lên như nấm, nhưng không có khả năng áp đặt lệnh cấm hoàn toàn như đã làm với tiền điện tử, theo South China Morning Post.

Khi sự quan tâm của toàn cầu đối với tài sản NFT tăng lên, chính quyền Bắc Kinh vẫn giữ thái độ mơ hồ đối với các dự án trong nước. Các nhà chức trách Trung Quốc báo cáo đã triệu tập các công ty công nghệ vào tháng 10 năm ngoái để cảnh báo họ về việc không được "thổi phồng" khái niệm này. Dù vậy, họ cũng đã ngừng tuyên bố rằng NFT là bất hợp pháp.

Tránh đi vào vết xe đổ tiền điện tử, Trung Quốc chưa vội cấm thị trường NFT - Ảnh 1.

Trung Quốc chưa đưa ra lệnh cấm chính thức nào với NFT như đã từng làm với tiền ảo. (Ảnh: AFP).

Các nhà phân tích và những người trong ngành cho biết các nhà chức trách Trung Quốc đang cố gắng đảm bảo những tài sản NFT có sự an toàn và có thể kiểm soát được.

Ma Xin, thư ký của nhóm làm việc về Chuyển đổi Kỹ thuật số của Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) cho biết: "Trung Quốc đang thận trọng về các tài sản NFT. Trung Quốc sẽ không chấp nhận một thị trường NFT đầy rẫy những trò gian lận giống như những đồng tiền ảo trong những ngày đầu phát triển blockchain".

Để giữ cho sự phát triển trong nước của các tài sản NFT trong tầm kiểm soát, Mạng lưới Dịch vụ Blockchain (BSN) do nhà nước hậu thuẫn có kế hoạch khởi động cơ sở hạ tầng vào cuối tháng này để hỗ trợ sự phát triển của công nghệ, tờ South China Morning Post đưa tin vào tuần trước.

He Yifan, Giám đốc điều hành của công ty cung cấp hỗ trợ kỹ thuật số cho BSM, Red Date Technology, nói rằng các NFT "không có vấn đề pháp lý ở Trung Quốc" miễn là họ tránh xa các loại tiền điện tử như bitcoin hay ethereum.

Chính quyền Bắc Kinh đã thay đổi thái độ đối với tiền điện tử trong những năm qua. Mặc dù ban đầu họ thông báo chấp nhận các khoản đầu tư của cá nhân, nhưng chính phủ cuối cùng vẫn coi tiền điện tử là mối đe dọa đối với sự ổn định của thị trường tài chính và kiểm soát vốn.

Để tránh sự giám sát của chính phủ, các công ty công nghệ tại Trung Quốc đã bỏ thuật ngữ NFT và thay bằng khái niệm "bộ sưu tập tài sản kỹ thuật số" để ủng hộ thị trường này theo cách trung lập hơn.

Cái được gọi là "bộ sưu tập tài sản kỹ thuật số" tương tự như các tài sản NFT, truyền tải quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật ban đầu. Tuy nhiên, không giống như các dự án NFT chính thống, hầu hết được hỗ trợ bởi ethereum, các "bộ sưu tập tài sản kỹ thuật số" không được liên kết với bất kỳ loại tiền điện tử nào. Ngoài ra, số lượng giao dịch cũng bị hạn chế rất nhiều.

Tuy nhiên, sự thèm muốn từ các nhà đầu tư tại Trung Quốc đã nói lên nhu cầu lớn đối với các "bộ sưu tập tài sản kỹ thuật số" do một số ông lớn như Alibaba Group Holding, Tencent Holdings và JD.com dẫn đầu.

Matteo Giovannini, Giám đốc tài chính cấp cao của Ngân hàng Công thương Trung Quốc cho biết chính phủ có thể không vội cấm NFT.

"Các nhà quản lý thực sự quan tâm đến bản chất và lợi ích tiềm năng của tài sản kỹ thuật số, nhưng họ sẽ không mạo hiểm đánh đổi bằng sự ổn định xã hội. Do đó, một cách tiếp cận được giám sát nhiều hơn với việc tạo ra các tài sản biệt lập và an toàn có thể cung cấp cho các cơ quan chức năng thời gian cần thiết để khám phá tốt hơn thị trường tiềm năng này", ông Giovannini khẳng định.

Trong khi đó, Wei-Tek Tsai, một thành viên của IEEE đồng thời là Giám đốc Phòng thí nghiệm Blockchain và Hiệp hội Kỹ thuật số của Đại học Beihang, tiết lộ một ưu tiên trong quy định của Trung Quốc là ngăn cấm các nhà đầu tư trong nước truy cập chuỗi công khai ethereum ở nước ngoài thông qua NFT.

Ngược lại, Giám đốc điều hành tại công ty tư vấn kinh doanh All In Consulting, ông Stanley Chao khẳng định Trung Quốc cuối cùng sẽ có thị trường NFT riêng, nhưng các quy tắc giao dịch của thị trường này sẽ hoàn toàn nằm dưới sự giám sát của chính phủ.

Đồng thời, ông cho biết Trung Quốc đã học được một bài học từ việc thắt chặt các quy định trước đó với thị trường tiền điện tử. "Trung Quốc đã để thị trường tiền điện tử vượt khỏi tầm tay đến mức họ phải đóng cửa thị trường này. Họ sẽ không mắc phải sai lầm tương tự với NFT", ông khẳng định.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.