|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sau 10 năm, nhà sản xuất thép Nhật Bản nối lại con đường xuất khẩu sang Trung Quốc

06:30 | 23/08/2020
Chia sẻ
Nhà sản xuất Tokyo Steel đã đạt được hợp đồng thỏa thuận cung cấp thép cho Trung Quốc với số lượng khoảng 100.000 tấn trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh đang khuyến khích xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng.

Nikkei đưa tin, nhà sản xuất thép Tokyo Steel đã nối lại con đường xuất khẩu thép sang Trung Quốc sau 10 năm vắng bóng tại thị trường do nhu cầu mảng vật liệu này tăng cao tại các dự án cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc.

Tháng 7 Trung Quốc ghi nhận mức sản lượng nhập khẩu nguyên liệu thép đã tăng gấp ba lần lên 2,61 triệu tấn so với năm ngoái. Điều này đã đẩy giá thép tăng cao trên toàn thế giới.

Xuất khẩu thép từ Nhật Bản tái khởi động khi nhu cầu tại Trung Quốc tăng cao - Ảnh 1.

Nhà sản xuất tTokyo Steel đã đạt được hợp đồng thỏa thuận cung cấp thép cho Trung Quốc kéo dài tới tháng 9 với số lượng khoảng 100.000 tấn (Ảnh minh họa: Nikkei).

Việc Trung Quốc mới đây đã bơm tiền vào nền kinh tế để chống lại những tác động tiêu cực của đợt bùng phát dịch COVID-19 khiến số lượng các dự án cơ sở hạ tầng tăng vọt.

Trước đây Trung Quốc được cho là đã bán phá giá thép khiến thế giới dư nguồn cung vật liệu này. Còn bây giờ Trung Quốc lại nổi lên với vai trò là người mua hàng được chào đón.

Công ty Tokyo Steel đã đạt được hợp đồng thỏa thuận cung cấp thép cho Trung Quốc kéo dài tới tháng 9 với số lượng khoảng 100.000 tấn.

Các nhà sản xuất thép khác của Nhật Bản, chẳng hạn như Nippon Steel và JFE, cũng hưởng lợi với các lô hàng sang Trung Quốc tăng mạnh.

Nhu cầu thép tăng mạnh ở Trung Quốc được giải thích là nhờ các biện pháp kích thích kinh tế sâu rộng của chính quyền Bắc Kinh, cụ thể là sự kêu gọi phát triển cơ sở hạ tầng qui mô lớn và xây dựng thêm nhiều nhà ở.

Mặc dù ngành thép Trung Quốc cũng có những phản ứng bằng việc gia tăng nguồn cung lên 9% tương đương với mức kỉ lục 93,36 triệu tấn vào tháng 7 nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu vật liệu ngày càng cao.

Sản lượng nhập khẩu thép tăng mạnh vào Trung Quốc hồi tháng 7 đã đánh dấu sự tăng tốc vượt bậc kể từ tháng 6, tăng gấp đôi so với năm 2019. Cùng với đó, sản lượng xuất khẩu thép của Trung Quốc ra thị trường nước ngoài lại giảm 25% xuống 4,18 triệu tấn trong tháng 7.

Tuy nhiên, sự mất cân bằng trong nguồn cung, cầu thép có kéo dài hay không vẫn là điều nghi ngờ. Các nguồn tin thị trường cho rằng Trung Quốc vẫn chưa đạt hết mức công suất.

Đơn cử vào năm 2016, Bắc Kinh yêu cầu các nhà sản xuất thép trên thị trường giảm 10% công suất sản xuất, tương đương 100 triệu - 150 triệu tấn trong vòng 5 năm. Nhưng các nhà sản xuất thép chỉ có thể giảm công suất xuống khoảng 40 triệu tấn vào năm 2019.

Những người tham gia trong ngành công nghiệp nguyên vật liệu này cảnh báo, cho đến khi lượng cung thép dư thừa được hấp thụ, thì thị trường một lẫn nữa vẫn sẽ dư cung khi các tác động kích thích kinh tế của chính quyền Bắc Kinh có hiệu lực.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.