|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sáng tạo không chỉ là startup

21:30 | 22/07/2018
Chia sẻ
Tháng 6 vừa qua, tôi được mời tham luận tại một hội thảo về tư duy sáng tạo dành cho giám đốc các công ty lớn và vừa tại Thái Lan. Trong chuyển động chung của khu vực khi mọi người đổ xô vào startup (khởi nghiệp), câu chuyện hội nghị này đặt ra là các công ty, tập đoàn hiện hữu sẽ làm gì để bản thân không bị đào thải trước những phát minh thách thức ngành nghề truyền thống của thế kỷ 21.
sang tao khong chi la startup Startup Base.vn nhận khoản đầu tư tăng trưởng từ VIISA
sang tao khong chi la startup 57% doanh nhân trẻ đầu tư vào startup, gấp đôi thế hệ cha anh
sang tao khong chi la startup

Chúng ta chẳng còn lạ gì, và chuyện này đã và đang tạo áp lực cho nhiều ngành nghề truyền thống tại Việt Nam. Uber và Grab thách thức ngành taxi truyền thống. Airbnb thách thức khái niệm về khách sạn và lưu trú. Netflix thách thức các kênh giải trí truyền thống. Spotify tái định nghĩa cách chúng ta tiếp cận âm nhạc... Đâu đó trên thế giới, luôn tồn tại một startup không tên, đang ngày đêm mày mò nghiên cứu, để lật tung ngành nghề mà ai đó đang theo đuổi. Câu hỏi đặt ra là, các tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ làm gì để tồn tại trong bối cảnh này? Đây là câu hỏi không mang tính thời thượng như startup, nên có lẽ ít được quan tâm hơn. Trong khi đó, chính tập đoàn lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa mới là những trụ cột nuôi dưỡng nền kinh tế quốc gia.

Huấn luyện sáng tạo

Trong quí 2 năm nay, tôi liên tục tiếp các đoàn tham quan dành cho nhân sự cao cấp của các tập đoàn lớn trong khu vực. Họ đi thăm và lắng nghe những chuyển động của thế giới sáng tạo, của các startup, của các chuyên gia trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Lý do họ tổ chức các chuyến tham quan thực tế này, là để kích thích tinh thần sáng tạo của nhân sự trong nội bộ công ty, để mọi người bàng hoàng nhận ra rằng thế giới của họ thật nhỏ bé, và thế giới ngoài kia thay đổi với tốc độ kinh hoàng.

Khi trải qua thời gian và quá trình phát triển lâu dài, các tập đoàn, công ty hiện hữu bị giới hạn bởi chính sức ì do chính hệ thống, cơ chế, quy trình và bộ máy tổ chức tạo ra. Vì thế, họ dần mất đi khả năng thích ứng nhanh, khả năng linh hoạt, và tinh thần sáng tạo. Đối với các tập đoàn và công ty thức thời, điều đầu tiên họ có thể làm là tái huấn luyện đội ngũ, giúp đội ngũ bắt kịp với những đổi thay mang tính sống còn của mọi ngành nghề. Họ cần biết rằng, công việc của họ có thể biến mất, bản thân công ty có thể biến mất, như cách của thương hiệu danh giá Toys R Us biến mất vì phá sản năm nay. Tất cả chỉ vì quá chậm.

Sáng tạo là kỹ năng. Sáng tạo cần phương pháp. Mà kỹ năng và phương pháp hoàn toàn có thể được huấn luyện. Vấn đề là, doanh nghiệp hiện hữu có hiểu rằng đó chính là chìa khóa để tồn tại trong thế kỷ này và những thế kỷ sau?

Sáng tạo không phải là thời trang. Sáng tạo cũng không phải là phòng ban hay dự án. Sáng tạo phải nằm trong huyết quản của mỗi nhân viên, mỗi đội ngũ, trong từng dòng chảy của mỗi công việc thực hiện hàng ngày. Sáng tạo nằm trong tư duy, trong cách suy nghĩ, trong cách con người ta tiếp cận và giải quyết vấn đề hàng ngày, hàng giờ.

Sáng tạo, vì vậy phải là nền tảng văn hóa của một doanh nghiệp. Và văn hóa đó, phải được xây dựng, nâng niu, thực hành bởi chính những người lãnh đạo. Lãnh đạo không có tư duy sáng tạo, văn hóa không nuôi dưỡng sáng tạo, thì đừng mong có một trung tâm sáng tạo có thể sống sót qua một con trăng.

Văn hóa sáng tạo

Sáng tạo không phải là thời trang. Sáng tạo cũng không phải là phòng ban hay dự án. Sáng tạo phải nằm trong huyết quản của mỗi nhân viên, mỗi đội ngũ, trong từng dòng chảy của mỗi công việc thực hiện hàng ngày. Tôi hay đùa rằng, để tóc dài, mặc đồ dị hợm khác người chẳng qua chỉ là cái mã bên ngoài, chẳng nói được gì về con người sáng tạo bên trong. Sáng tạo nằm trong tư duy, trong cách suy nghĩ, trong cách con người ta tiếp cận và giải quyết vấn đề hàng ngày, hàng giờ.

Sáng tạo, vì vậy phải là nền tảng văn hóa của một doanh nghiệp. Và văn hóa đó, phải được xây dựng, nâng niu, thực hành bởi chính những người lãnh đạo. Lãnh đạo không có tư duy sáng tạo, văn hóa không nuôi dưỡng sáng tạo, thì đừng mong có một trung tâm sáng tạo có thể sống sót qua một con trăng.

Học thì dễ, hành thì khó. Người ta có thể đổ ngân sách huấn luyện vô giới hạn để tái đào tạo đội ngũ. Cuối cùng, đội ngũ có sáng tạo được không? Điều này còn phải xem văn hóa doanh nghiệp có cho phép con người ta sáng tạo. Thường thì sáng tạo được các công ty, tập đoàn xây thành dự án. Một buổi sáng đẹp trời nào đó, người ta khánh thành trung tâm sáng tạo và ra mắt ban quản trị dự án sáng tạo. Innovation Lab hay Innovation Center - trung tâm sáng tạo trở thành thời trang. Và ta cứ nhìn xem, có bao nhiêu trung tâm sáng tạo như thế do các tập đoàn, doanh nghiệp lập ra, hiện còn hoạt động? Đến những tập đoàn hùng vĩ nhất về công nghệ, còn phải bỏ dở dự án kiểu này, do hoạt động không hề hiệu quả. Tại sao?

Sáng tạo không phải là thời trang. Sáng tạo cũng không phải là phòng ban hay dự án. Sáng tạo phải nằm trong huyết quản của mỗi nhân viên, mỗi đội ngũ, trong từng dòng chảy của mỗi công việc thực hiện hàng ngày. Tôi hay đùa rằng, để tóc dài, mặc đồ dị hợm khác người chẳng qua chỉ là cái mã bên ngoài, chẳng nói được gì về con người sáng tạo bên trong. Sáng tạo nằm trong tư duy, trong cách suy nghĩ, trong cách con người ta tiếp cận và giải quyết vấn đề hàng ngày, hàng giờ. Sáng tạo, vì vậy phải là nền tảng văn hóa của một doanh nghiệp. Và văn hóa đó, phải được xây dựng, nâng niu, thực hành bởi chính những người lãnh đạo. Lãnh đạo không có tư duy sáng tạo, văn hóa không nuôi dưỡng sáng tạo, thì đừng mong có một trung tâm sáng tạo có thể sống sót qua một con trăng.

Hợp tác sáng tạo

Một trong những từ khóa quan trọng nhất của thế kỷ sáng tạo là collaboration - hợp tác. Trong một hội nghị về sáng tạo, ngài đại sứ Israel nói rằng, sở dĩ quốc gia này được xếp vào hàng đứng đầu các quốc gia sáng tạo, một phần là nhờ sự đa dạng trong sắc dân, sự giao thoa của những nền tảng kiến thức khác nhau, cách tư duy khác nhau, cách tiếp cận khác nhau. Sáng tạo đòi hỏi sự dung nạp và nuôi dưỡng của những cách làm, cách nghĩ, cách đặt vấn đề, cách giải quyết vấn đề từ những thế giới quan, nhân sinh quan hoàn toàn khác nhau. Đó là lý do, sáng tạo không dừng lại ở kỹ thuật và công nghệ. Nó phải là sự kết hợp lạ lùng nhất của khoa học, kỹ thuật, và nghệ thuật. Vậy, tập đoàn, doanh nghiệp có thể làm gì để mở lòng ra và nuôi dưỡng sự hợp tác này, khi họ có quá nhiều quy trình, cơ cấu nặng nề về tổ chức?

Có hai điều mà doanh nghiệp hiện hữu cần lưu ý. Trước hết, đội ngũ cần phải được huấn luyện để thay đổi tư duy, để hiểu rằng sáng tạo là sống còn, để thay đổi thái độ rằng chẳng có ai là giỏi nhất. Một tập đoàn, có thể biến mất, có thể bị xóa sổ bởi phát minh của một đứa trẻ nào đó mà bình thường bạn còn không thèm nhìn đến. Khi đã có tư duy và thái độ tôn trọng sáng tạo rồi, có hai hướng hợp tác có thể mở ra. Một là, doanh nghiệp thu hút cộng đồng startup và sáng tạo đến với mình, bằng cách xây dựng những vườn ươm, chương trình hỗ trợ sáng tạo, hỗ trợ startup trong những ngành nghề liên quan. Ví dụ ngân hàng thì ươm startup về FinTech - công nghệ tài chính, công nghệ blockchain. Tập đoàn về thực phẩm thì ươm các startup về nông nghiệp, chế biến thực phẩm, dịch vụ ẩm thực...

Hai là, nếu không có nguồn lực để tự mình vận hành, doanh nghiệp có thể hợp tác với các trung tâm, cộng đồng sáng tạo hiện có của Nhà nước hoặc tư nhân để tham gia vào các hoạt động xây dựng nhóm ngành (cluster) có liên quan đến doanh nghiệp mình, tham gia ươm tạo các startup có tiềm năng, tham gia tạo cơ hội trở thành nơi thử nghiệm cho startup (test-beds), và cuối cùng, tham gia đầu tư, mua lại các nghiên cứu, công nghệ mới có tiềm năng giúp doanh nghiệp sáng tạo hơn.

Dù sử dụng hình thức tiếp cận nào, sự tham gia, tương tác sâu và liên tục của doanh nghiệp trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo là vô cùng cần thiết, trước tiên là cho sự sống còn của chính doanh nghiệp.

Kinh tế sáng tạo là kinh tế mà ở đó mọi doanh nghiệp, từ tập đoàn, doanh nghiệp nhỏ và vừa đến doanh nghiệp startup đều sáng tạo. Sáng tạo không chỉ là startup. Sáng tạo cần sự liên kết, cần sự hợp tác giữa tất cả các khu vực kinh tế, từ Nhà nước đến tư nhân, từ khởi nghiệp đến tập đoàn. Thiếu đi những liên kết quan trọng này, không thể có một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hiệu quả và bền vững.

(*) Chủ tịch HĐQT - Retail & Franchise Asia

Xem thêm

Nguyễn Phi Vân (*)