Sacombank còn chông gai trên đường dài trở về Top 5 ngân hàng lớn
Mặc dù giá cổ phiếu STB của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã trở lại mức mệnh giá sau thời gian khá dài giao dịch dưới mệnh giá. Tuy nhiên, sự khởi sắc trở lại của cổ phiếu này vẫn còn chông gai khi chất lượng tài sản của STB bị ảnh hưởng tiêu cực khi mua lại ngân hàng Phương Nam.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2016 của Sacombank, ngân hàng này đã bị lỗ liên tiếp trong quý IV/2015 (lỗ 671 tỷ đồng) và quý IV/2016 (lỗ 18,5 tỷ đồng). Nguyên nhân gây lỗ vì lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng chỉ vỏn vẹn 5 tỷ đồng, chi phí trích lập tới 23,5 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh cả năm 2016 cũng không khả quan khi lợi nhuận trước thuế của Sacombank chỉ đạt 532 tỷ đồng, giảm gần 64% so với năm 2015 là 1.469 tỷ đồng.
Nguyên nhân khiến lợi nhuận của Sacombank sụt giảm mạnh do yếu tố quan trọng nhất và duy nhất là lãi từ hoạt động cho vay năm 2016 giảm gần 23%, chỉ đạt 5.119 tỷ đồng, so với 6.614 tỷ đồng năm 2015.
Trong khi đó chi phí hoạt động kinh doanh tăng gần 20% và đạt 5.820 tỷ đồng, so với năm 2015 là 4.862 tỷ đồng. Do đó, hệ số chi phí trên thu nhập (CIR) khá cao tới gần 83%.
Hai chỉ tiêu kinh doanh quan trọng nhất có sự tăng giảm bất lợi cho Sacombank thì các mảng kinh doanh khác trong năm 2016 lại tăng trưởng hơn so với năm 2015 cũng không kéo lại được sự sụt giảm lợi nhuận trong năm 2016 của ngân hàng này.
Cụ thể, thu nhập từ phí và hoa hồng vẫn duy trì tăng trưởng mạnh mẽ và đạt 1.418 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2015, chiếm gần 20% tổng thu nhập hoạt động.
Lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối và vàng đạt 267 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2015.
Thu nhập của ngân hàng từ thanh toán trong nước tăng 22,6% và thanh toán quốc tế tăng 25% so với năm 2015.
Bên cạnh đó, doanh thu thuần từ dịch vụ thẻ cũng tăng 28,5% so với năm 2015.
Duy nhất mảng lợi nhuận ròng khác giảm 58% so với năm 2015 và chỉ đạt 229 tỷ đồng.
Hệ số NIM (lãi cận biên) của ngân hàng tiếp tục đà giảm từ năm 2012, và giảm xuống chỉ còn 2,3% trong năm 2016 so với con số 3,5% trong năm 2015 và 4,66% trong năm 2014 và 4,90% trong năm 2013 với nguyên nhân chủ yếu do tài sản xấu gia tăng (tỷ lệ nợ xấu là 5,4% và lãi suất và phí phải thu chiếm 8% trên tổng tài sản…)
Nguồn: Tổng hợp
Sacombank vẫn chưa giải quyết được vấn đề nợ xấu sau khi sáp nhập với ngân hàng Phương Nam, và chất lượng tài sản đã trở nên xấu hơn. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 5,4% vào cuối năm 2016, mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết cũng như mức trung bình của toàn ngành (2,46% tính đến tháng 30/11/2016).
Tuy nhiên, năm 2016 ngân hàng chỉ mới thực hiện trích lập dự phòng 700 tỷ đồng, giảm 67% so với năm 2015, tương đương với chi phí tín dụng 0,4%, giảm so với mức 1,1% trong năm 2015.
Sacombank dường như vẫn chưa trích lập dự phòng đầy đủ do con số này thấp hơn cả mức phải trích lập dự phòng hàng năm cho trái phiếu đặc biệt của công ty Quản lý Tài sản Quốc gia (VAMC) công bố vào cuối quý II/2015 (6.236 tỷ đồng trong quý II/2015, tương đương trích lập hàng năm 1.247 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, tỷ lệ các khoản phải thu và khoản lãi và phí phải thu tăng 2% so với năm 2015 lên mức 13% trên tổng tài sản. Đáng chú ý, chứng khoán đầu tư không sinh lãi tăng 1,4 lần lên mức 37.700 tỷ đồng (chiếm 11,3% tổng tài sản vào cuối năm 2016) so với con số 15.600 tỷ đồng (chiếm 5,3% tổng tài sản vào cuối năm 2015).
Năm 2016, cho vay ra của Sacombank cũng chỉ tăng 7% so với năm 2015 và đạt mức 196.422 tỷ đồng.Trong khi đó, tăng trưởng huy động vốn 11,6% và đạt 291.365 tỷ đồng.
Do đó, tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) năm nay đạt thấp chỉ ở mức 68,3%.
Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở mức cao 47,7% trong năm 2016, và mức trần Ngân hàng Nhà nước quy định đối với tỷ lệ này giảm xuống còn 50% trong năm nay và 40% trong năm 2018 theo Thông tư 06. Như vậy, ngân hàng có thể sẽ phải huy động thêm vốn trung và dài hạn trong thời gian sắp tới, do đó, có thể gây áp lực lên hệ số NIM.
Sacombank chưa công bố báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, do đó, không thể đánh giá mức độ thực sự của các khoản nợ xấu cũng như các vấn đề khác.
Tuy nhiên, tài sản xấu cao, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp (hệ số CAR chưa hợp nhất là 9,61% vào cuối năm 2016), và gánh nặng chi phí hoạt động sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng của Sacombank trong tương lai.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/