Ban lãnh đạo Sabeco cho biết sẽ triển khai chiến dịch quảng cáo cho từng khu vực của Việt Nam thay vì một chiến dịch quảng cáo chung cho cả nước như trước đây. Ngoài ra, công ty sẵn sàng đầu tư vào các sự kiện lớn và các đại nhạc hội khi nền kinh tế và sức tiêu dùng hồi phục.
Hai “ông lớn” của ngành bia Việt Nam là Sabeco và Habeco vừa trải qua một quý kinh doanh không như mong đợi. Lần đầu tiên sau ba năm, Habeco phải báo lỗ, còn Sabeco ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 6 quý trước tác động của Nghị định 100 và sức mua của người tiêu dùng sụt giảm.
Sức mua của người tiêu dùng sụt giảm trong khi chi phí quảng cáo, khuyến mại tăng cao khiến lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ Sabeco giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sabeco dự kiến trình cổ đông kế hoạch phát hành hơn 641,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng 100% số cổ phiếu đang lưu hành để tăng vốn điều lệ.
SSI Research cho biết hợp đồng bảo hiểm rủi ro của mạch nha và nhôm đã hết hạn, điều này có nghĩa là chi phí đầu vào cao hơn sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp trong năm 2023 của Sabeco.
Quý IV/2022, chi phí bán hàng của Sabeco tăng mạnh hơn 70% lên 1.612 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí quảng cáo tiếp thị khuyến mãi cho quý bán hàng trước Tết. Đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của công ty bia này sụt giảm so với cùng kỳ dù doanh thu thuần tăng 11%.
ThaiBev, một trong những công ty nước giải khát lớn nhất Đông Nam Á, cũng là cổ đông lớn nhất của Sabeco, đang có ý định mở rộng đầu tư sang các mảng kinh doanh khác ngoài đồ uống có cồn, trong đó có cả sạc xe điện.