|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Công ty con của Sabeco nộp thuế lớn nhất Hà Tĩnh 9 tháng đầu năm

07:41 | 09/10/2023
Chia sẻ
Công ty con của Sabeco đi vào hoạt động cách đây 10 năm và chủ yếu sản xuất bia chai Sài Gòn và bia lon 333.

Theo thống kê của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh, 10 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất trên địa bàn đóng nộp hơn 1.558 tỷ đồng thuế nội địa, chiếm 40,7% tổng số thuế doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đóng nộp trong 9 tháng năm 2023.

Những năm trước, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh (Thạch Hà) thường xếp ở vị trí thứ hai, thứ ba trong bảng xếp hạng top 10 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp này đã vươn lên vị trí thứ nhất khi đóng nộp hơn 504,8 tỷ đồng thuế nội địa, vượt qua cả Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (358,8 tỷ đồng).

 Sản phẩm sản xuất chính của Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh là bia chai Sài Gòn và bia lon 333. (Ảnh: Lâm Anh).

Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh là công ty con của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - Mã: SAB). Cuối quý II, Sabeco nắm 100% vốn của Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh với giá trị khoản đầu tư là 120 tỷ đồng.

Năm 2011, Sabeco khởi công xây dựng nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng và đi vào hoạt động sau đó 2 năm (2013). Nhà máy này có công suất lên tới 50 triệu lít/năm với sản phẩm sản xuất chính là bia chai Sài Gòn và bia lon 333.

Năm 2012, Công ty TNHH MTV Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh được thành lập, có địa chỉ tại km 12, đường tránh TP Hà Tĩnh, Xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Hiện tại, người đại diện pháp luật của công ty là ông Nguyễn Văn Toàn (sinh năm 1966) – Tổng Giám đốc công ty. Ông Ng Kuan Ngee Melvyn Phó Tổng Giám đốc phụ trách Bán hàng của Sabeco đang là Chủ tịch Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh.

Tính đến cuối năm 2022, Sabeco - công ty mẹ của Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh có 26 nhà máy bia trên cả nước, trải dài từ Bắc vào Nam với tổng công suất lên tới 2,4 tỷ lít/năm. Sabeco hiện có hơn 200.000 địa điểm bán hàng và sản phẩm của công ty được phân phối trên 30 quốc gia trên thế giới.

 Nguồn: Báo cáo thường niên 2022 của Sabeco.

Lâm Anh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.