|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Reuters: Việt Nam sẽ chịu tổn thất nhiều nhất nếu giá dầu cán mốc 80 USD/thùng

16:15 | 17/05/2018
Chia sẻ
Giá dầu đang trong đà vượt ngưỡng 80 USD/thùng và nhu cầu tại châu Á đạt mức cao kỷ lục, kéo chi phí cho dầu thô trong khu vực lên tới 1.000 tỷ USD trong năm nay, gấp khoảng 2 lần thời điểm thị trường trầm lắng giai đoạn 2015/2016.
reuters viet nam se chiu ton that nhieu nhat neu gia dau can moc 80 usdthung Morgan Stanley: Nhu cầu diesel, xăng máy bay tăng vọt sẽ đẩy giá dầu lên 90 USD/thùng
reuters viet nam se chiu ton that nhieu nhat neu gia dau can moc 80 usdthung Nhà Trắng: Nguồn cung dầu toàn cầu đủ mạnh để cắt xuất khẩu từ Iran
reuters viet nam se chiu ton that nhieu nhat neu gia dau can moc 80 usdthung
Ảnh: Reuters.

Giá dầu đã tăng 20% kể từ tháng 1 lên gần 80 USD/thùng, mức giá chưa từng được ghi nhận kể từ năm 2014.

Với đồng USD, đồng tiền chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch dầu, cũng tăng mạnh, lo ngại về việc các nền kinh tế sẽ chịu tác động tiệu cực ngày càng gia tăng, đặc biệt tại châu Á, khu vực phụ thuộc vào nhập khẩu. Chi phí tăng có thể gây ra hiệu ứng lạm phát, ảnh hưởng tới cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

“Châu Á là khu vực dễ bị tổn thương nhất khi giá dầu tăng cao”, ngân hàng đầu tư Canada RBC Capital Markets cảnh báo trong tháng này, sau khi giá dầu lên cao nhất kể từ tháng 11/2014.

Theo Reuters, Châu Á – Thái Bình Dương tiêu thụ hơn 35% trong tổng số 100 triệu thùng dầu của thế giới mỗi ngày, với tỷ lệ gia tăng một cách ổn định.

Châu Á cũng là khu vực sản xuất dầu ít nhất thế giới, chiếm ít hơn 10% sản lượng.

reuters viet nam se chiu ton that nhieu nhat neu gia dau can moc 80 usdthung

Lạm phát, chi phí tăng

Trong tuần này, ngân hàng của Mỹ Morgan Stanley cũng cho biết việc sử dụng dầu diesel chiếm 10 – 20% chi phí của các công ty khai thác, trong khi dầu góp 4 – 50% trong chi phí tạo ra năng lượng, phụ thuộc vào nguồn nhiêu liệu của một quốc gia hay công ty.

“Giá dầu tăng khiến toàn bộ đường cong chi phí cao hơn”, Morgan Stanley nhận định.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã đặt 9,6 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 4. Con số này tương đương gần 10% tổng tiêu thụ toàn cầu.

Ở mức giá hiện tại, Trung Quốc sẽ phải trả 768 triệu USD/ngày cho khối lượng nhập khẩu trên, tương đương 23 tỷ USD/tháng và 280 tỷ USD/năm.

Những quốc gia châu Á khác còn chịu nhiều rủi ro hơn khi giá dầu tăng. Trong đó, quốc gia sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất phải kể đến như Việt Nam và Ấn Độ, vì không những phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, mà ngân sách cũng chưa đủ lớn để "gánh" được sự gia tăng đột ngột của chi phí nhiên liệu.

“Các nước nghèo với khả năng vay mượn hạn chế có thể đối mặt với khó khăn tài chính trong bối cảnh chi phí nhập khẩu tăng cao hơn”, RBC cho biết.

Trừ khi nhiên liệu được trợ cấp, nếu không các hộ gia đình và doanh nghhiệp tại những quốc gia nghèo cũng dễ bị tổn hại bởi sự gia tăng của giá dầu hơn tại quốc gia phát triển.

Theo nghiên cứu của Reuters và số liệu từ Numbeo, tại các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Việt Nam hoặc Philippines, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 8 – 9% thu nhập trung bình của một người dân, so với chỉ 1 – 2% tại các quốc gia phát triển như Nhật Bản hay Australia.

reuters viet nam se chiu ton that nhieu nhat neu gia dau can moc 80 usdthung

Diesel và logistics

Giá dầu tăng cũng ảnh hưởng đặc biệt lớn tới các công ty vận tải và logistics. Một trong những công ty như vậy tại châu Á là LBC Express Holdings ở Philippines.

“LBC đang gắt gao theo dõi biến động của giá dầu thô. Các ngành có khả năng chịu ảnh hưởng từ việc giá dầu tăng của công ty gồm hàng không, công ty vận tải biển, và vận tải đường bộ”, Trưởng phòng tài chính của LBC, ông Enrique V.Rey Jr cho biết.

“Giá dầu tăng cao thách thức chúng tôi phải cải thiện hiệu suất để đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và duy trì doanh thu”, ông nói thêm.

Một số công ty cho biết họ sẽ chuyển bất kỳ sự gia tăng nào của chi phí sang cho khách hàng.

Tuy nhiên, một số khác nói rằng nếu họ chuyển phần chi phí tăng thêm đó sang người tiêu dùng, thì họ sẽ mất khách hàng.

Ông Ashish Savla, chủ doanh nghiệp Pravin Roadways tại Mumbai, Ấn Độ cho biết, diesel chiếm hơn một nửa chi phí của công ty, và rất khó để chuyển phần chi tăng phí tăng lên này sang khách hàng.

Vì vậy, để tiết kiệm chi phí và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, các chuyên gia kinh tế nhận định đã đến lúc châu Á hạn chế việc sử dụng dầu.

“Việc giảm sự phụ thuộc vào dầu và tăng hiệu suất năng lượng để bảo vệ chính mình khỏi những biến động mạnh của giá dầu trong tương lai rất quan trọng đối với châu Á”, RBC Capital Markets cho biết.

reuters viet nam se chiu ton that nhieu nhat neu gia dau can moc 80 usdthung

Tố Tố