|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Morgan Stanley: Nhu cầu diesel, xăng máy bay tăng vọt sẽ đẩy giá dầu lên 90 USD/thùng

11:48 | 17/05/2018
Chia sẻ
Nhu cầu tiêu thụ dầu diesel và xăng máy bay tăng sẽ giúp giá dầu Brent chạm ngưỡng 90 USD/thùng vào năm 2020, theo ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (Mỹ).
morgan stanley nhu cau diesel xang may bay tang vot se day gia dau len 90 usdthung Giá dầu có thể chạm ngưỡng 80 USD/thùng trong vòng 6 tháng tới
morgan stanley nhu cau diesel xang may bay tang vot se day gia dau len 90 usdthung Giá dầu 'đe dọa' lạm phát

Morgan Stanley cho biết, sản lượng dầu thô thiếu hụt sẽ đẩy giá xăng lên khoảng 850 USD/tấn hoặc tăng 25 – 30% so với mức giá hiện nay, kéo theo giá dầu Brent tăng lên ngưỡng 90 USD/thùng.

morgan stanley nhu cau diesel xang may bay tang vot se day gia dau len 90 usdthung
Máy bay Boeing 737-800 của Alaska Airlines được tiếp nhiên liệu tại Cảng hàng không Quốc tế Seattle-Tacoma, bang Washington, Mỹ. Nguồn: Elaine Thompson/AP.

Ngân hàng này trước đó dự báo giá dầu Brent sẽ đạt trung bình khoảng 65 USD/thùng trong năm 2020. Giá dầu Brent ngày 15/5 chạm đỉnh ba năm rưỡi ở 79,47 USD/thùng. Giá dầu benchmark toàn cầu này chưa lấy lại ngưỡng 90 USD/thùng kể từ tháng 10/2014.

Tuy nhiên, Morgan Stanley cảnh báo, kho sản phẩm chưng cất giữa (middle distillates), gồm diesel và xăng máy bay, đang tiến gần đáy 5 năm khi nhu cầu tiêu thụ hai loại nhiên liệu này tăng vọt. Theo ngân hàng đầu tư này, các nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới hiện đang chật vật đuổi theo tốc độ tiêu thụ quá cao.

“Trong vài năm tới, chúng tôi dự báo nguồn cung các sản phẩm chưng cất giữa thắt chặt sẽ khiến giá dầu thô tăng, đặc biệt là các loại dầu tương tự dầu Brent”, ông Martijn Rats – chiến lược gia dầu mỏ toàn cầu của Morgan Stanley, cho biết trong báo cáo ngày 15/5.

Morgan Stanley dự báo, nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng khoảng 1,5 triệu thùng/ngày do các quy định môi trường ngày càng khắt khe trong ngành vận tải tàu biển.

Năm 2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) sẽ áp dụng các tiêu chuẩn phát thải mới, theo đó bắt buộc các tàu hàng phải lắp đặt thiết bị xử lý chất thải từ động cơ hoặc sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp và ít phát thải hơn. Morgan Stanley cho rằng, các hãng tàu sẽ ưu tiên phương án thứ hai, kéo theo nhu cầu diesel tăng vọt.

Trong khi đó, phần lớn tăng trưởng sản lượng dầu đến từ khí thiên nhiên lỏng (NGL) và khí ngưng tụ (condensate) - một loại dầu siêu nhẹ. Theo Morgan Stanley, vấn đề nằm ở chỗ cả hai loại nhiên liệu này đều không được dùng để sản xuất các sản phẩm chưng cất giữa.

Theo ước tính của ngân hàng này, sản lượng dầu toàn cầu cần tăng thêm 5,7 triệu thùng/ngày vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ diesel và xăng máy bay – điều mà Morgan Stanley cho là rất khó xảy ra.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 16/4 dự báo sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC sẽ tăng gần 1,9 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Trường Giang