|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Rabobank: Nguồn cung thịt heo toàn cầu dự báo giảm tới 10% trong 2020 vì dịch ASF và SARS-Cov-2

11:31 | 07/03/2020
Chia sẻ
Nguồn cung thịt heo toàn cầu tiếp tục được dự báo giảm tới 10% trong năm 2020 sau khi đàn heo giảm kỉ lục trong năm 2019, theo một phân tích mới từ Rabobank.

Sản lượng thịt heo tại Trung Quốc, nhà tiêu thụ lớn nhất thế giới, đã giảm hơn 20% trong năm 2019 do dịch tả heo châu Phi (ASF) ảnh hưởng đến nguồn cung. Rabobank vẫn xem dịch bệnh là yếu tố tác động lớn nhất đến mức cung thế giới, với sự bùng phát của virus corona khiến thị trường biến động hơn nữa.

Trong bối cảnh bị tấn công tứ phía trên thị trường, các chuyên gia phân tích của Rabobank, dự báo sản lượng thịt heo của quốc gia châu Á sẽ giảm thêm 15 - 20% trong năm nay. Nhập khẩu thịt heo vào Trung Quốc ước tăng 67% để bù cho nguồn cung thiếu hụt trong năm 2019, với Tây Ban Nha, Đức và Mỹ là các nhà xuất khẩu lớn nhất.

Báo cáo "Dịch tả heo châu Phi: Cập nhật toàn cầu" của Robobank đưa ra 4 vấn đề sẽ quyết định mức sản lượng của ngành trong năm 2020, theo The Pig Site.

4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung thịt heo thế giới năm 2020

Theo ngân hàng, virus corona mới (SARS-CoV-2) là yếu tố đầu tiên sẽ trì hoãn việc tái đàn. Rabobank dự báo có thể phải tới nửa sau năm 2020, đàn heo mới phục hồi vì đến thời điểm đó, lượng nhân công và hoạt động vận chuyển gia súc trở lại bình thường.

Các doanh nghiệp dịch vụ thực phẩm và nhà bán lẻ Trung Quốc cũng đang bị ảnh hưởng khi phải đóng cửa vì virus SAR-CoV-2, cũng là nguyên nhân làm giảm nhu cầu và khiến tiêu thụ khó dự báo.

Yếu tố thứ hai đe doạ tới nguồn cung thịt heo là tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, mặc dù hai bên đã đạt được thoả thuận ngừng chiến.

Thoả thuận giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể giúp tăng xuất khẩu thịt heo Mỹ, nhưng diễn biến trong dài hạn của nó vẫn không rõ ràng và tạo ra sự không chắc chắn cho thị trường.

Rabobank: Nguồn cung thịt heo toàn cầu dự báo giảm tới 10% trong 2020 vì dịch ASF và SARS-Cov-2 - Ảnh 1.

Ảnh: tasteatlas.com

Thứ ba là việc quản lí giá thịt heo trong nước của chính quyền Trung Quốc, điều đang triển vọng thương mại trở nên phức tạp hơn.

Nếu giá được giữ ở mức hiện tại, tăng trưởng sản xuất sẽ chững lại và thương mại giảm nhẹ, trong khi người tiêu dùng được hưởng lợi từ thịt heo với giá rẻ hơn. Nếu nhà chức trách để giá leo thang, hoạt động tái đàn từ các nhà cung cấp thịt heo sẽ tăng mạnh, nhưng mức giá sẽ không phải chăng.

Cuối cùng, mối đe dọa vẫn đeo bám của dịch ASF đang làm rối loạn triển vọng trên khắp châu Âu. Virus ASF đã lan ra ngoài biên giới phía đông Ba Lan và vào Đức, nhà sản xuất lớn nhất châu Âu.

"Năm ngoái, chúng tôi dự đoán dịch ASF sẽ có tác động chưa từng thấy đối với nguồn cung cấp thịt toàn cầu. Nhưng chỉ tới thời điểm hiện tại, với các bộ lọc dữ liệu, qui mô của sự tàn phá mới trở nên rõ ràng.

Mặc dù triển vọng năm 2020 lạc quan hơn một chút, nhưng virus corona là một que diêm ném vào hố lửa. Nó hình thành mối đe dọa tứ phía khiến các nhà sản xuất, thương nhân và nhà bán lẻ phải đau đầu. Vì vậy việc ngăn chặn sự lây lan của virus là ưu tiên hàng đầu.

Nhiều vấn đề ban đầu chỉ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ lan sang nguồn cung toàn cầu. Các chuyên gia tại châu Âu, Đông Nam Á và châu Mỹ sẽ theo dõi diễn biến tiếp theo một cách chặt chẽ", theo ông Justin Sherrard, chiến lược gia toàn cầu về protein động vật tại Rabobank.

Giá heo và thịt heo lên cao chưa từng thấy trong năm 2019, kéo giá các loại thịt khác lên theo. Nhập khẩu thịt của Trung Quốc đã vượt hoặc gần mức kỉ lục đối với toàn bộ loại thịt.

Tố Tố

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.