Tỷ suất sinh thấp và dân số sụt giảm trong nhiều năm khiến nhiều căn nhà ở Nhật Bản không có người thừa kế, coi sóc. Dù nhà có mức giá khá rẻ, người nước ngoài không dễ mua lại chúng.
Ngày càng nhiều quốc gia lên tiếng về tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng thực hiện các biện pháp khắc phục vốn có thể gây hại cho nền kinh tế đang dễ bị tổn thương của họ.
Theo tờ Kinh tế tham khảo ngày 6/5, trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế lao động năm nay (từ 1-5/5), thị trường tiêu dùng Trung Quốc nhộn nhịp trở lại, đặc biệt là tiêu dùng du lịch văn hóa sôi động rõ rệt.
Người Mỹ đã tiết kiệm thêm được khá nhiều tiền trong đại dịch, lên tới 2.100 tỷ USD. Số tiền dôi ra đó cho phép người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu, chống đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh lãi suất gia tăng và lạm phát dai dẳng.
Lực lượng lao động di cư già hóa của Trung Quốc đang gây ra tình trạng thiếu hụt công nhân nhà máy, có thể làm lung lay vị thế cường quốc sản xuất của đất nước này khi chi phí lao động tăng cao đang bào mòn lợi thế về giá thành.
Trái với các chuyên gia khác trên Phố Wall, nhà kinh tế trưởng Andrew Hollenhorst của Citi dự đoán Fed sẽ giảm lãi suất 4 lần trong năm 2024. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách sẽ không thể ngăn nền kinh tế hạ cánh cứng.
Tập đoàn vận tải biển Maersk ngày 6/5 cho biết tình trạng gián đoạn hoạt động vận chuyển container trên Biển Đỏ đang gia tăng và được dự đoán có thể làm giảm tới 20% năng lực vận tải biển giữa khu vực Viễn Đông và châu Âu trong quý II/2024.
Báo cáo tháng 4 của Bộ Lao động Mỹ cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa có thêm 175.000 việc làm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp nhích nhẹ lên 3,9%.
Tỷ phú Warren Buffett cho biết ông hy vọng chính phủ Mỹ sẽ tăng thuế, thay vì giảm chi tiêu, để giải quyết tình trạng thâm hụt tài chính ngày càng gia tăng.
IMF vừa công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực đang ổn định và tiềm năng phát triển rất đa dạng.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cho rằng các biện pháp can thiệp thị trường tiền tệ không mang lại hiệu quả với tỷ giá hối đoái, ngay cả ở quy mô mà Nhật Bản được cho là đã triển khai gần đây.
Trí tuệ nhân tạo đang thâm nhập và tác động đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu, tạo ra sự thay đổi và tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, AI cũng ẩn chứa "mặt trái" cần lưu ý.
Trong tháng 4, nền kinh tế Mỹ tạo ra ít việc làm mới hơn dự kiến, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đi lên. Thị trường lao động mạnh mẽ là một trong các yếu tố khiến Fed trở nên thận trọng với việc giảm lãi suất.
Trong báo cáo mới nhất công bố ngày 2/5, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm nay và năm tới, nhờ sự phục hồi mạnh của kinh tế Mỹ, trong lúc khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt lại sau.
Hệ thống Supercharger của Tesla là mạng lưới sạc xe điện lớn nhất nước Mỹ và là một trong những ưu thế mạnh nhất của Tesla so với các đối thủ khác. Việc CEO Elon Musk sa thải hầu hết nhân viên phụ trách Supercharger là đòn giáng mạnh vào nỗ lực xây dựng mạng lưới trạm sạc quốc gia của Mỹ.
CEO của một số doanh nghiệp lớn và nổi tiếng nhất nước Mỹ cho biết nhiều khách hàng đang gặp khó khăn vì giá cả tiếp tục tăng. Lạm phát dai dẳng là rắc rối đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp và Fed.
Theo ông Hồ Quốc Tuấn, sang đến "Trump version 2", rất có thể ASEAN không phải là mục tiêu của ông Trump trong năm 2025 mà Ấn Độ mới là điểm sáng đầu tư. Việt Nam có thể chỉ được hưởng lợi từ cuối năm 2025 trở đi.