|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Quốc gia châu Á mỗi ngày tiêm gần triệu mũi vắc xin COVID-19, vượt qua tốc độ tiêm chủng của Mỹ

15:34 | 22/06/2021
Chia sẻ
Nhiều quốc gia tại châu Á hiện đang phải đối mặt với làn sóng dịch mới với sự lây lan nhanh chóng của nhiều biến chủng vi rút. Vì vậy, vài tháng trở lại đây nhiều nước tại châu lục này đẩy nhanh quá trình tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Theo một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Bloomberg vào hồi tháng 3/2021, tại các quốc gia có chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tương đối thành công như Anh và Mỹ thì tỷ lệ lây nhiễm đang có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, nhiều quốc gia khác trên thế giới, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, vẫn đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm COVID-19.

Châu Á đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh 1.

Tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra khá phức tạp tại một số quốc gia châu Á. (Ảnh: Reuters).

Đến cuối năm 2020, châu Á vẫn dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống COVID-19 nhờ vào những biện pháp phòng chống dịch hiệu quả như cách ly, khoanh vùng dập dịch, sử dụng khẩu trang...

Tuy nhiên, giờ đây, khi các biến chủng có tốc độ lây lan nhanh hơn thì các biện pháp đó là chưa đủ. Vì vậy, nhiều quốc gia châu Á đang tiến hành đẩy nhanh chiến dịch tiêm phòng vắc xin COVID-19.

Tại Trung Quốc, vào tháng 5, khi xuất hiện các đợt bùng phát dịch mới tại Quảng Đông, nước này đã tiến hành tăng cường tiến độ sản xuất vắc xin COVID-19. Hiện, Trung Quốc đang sử dụng 7 loại vắc xin sản xuất nội địa, bao gồm vắc xin của Sinovac và Sinopharm.

Tính đến ngày 19/6, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, có khoảng hơn 1 tỷ liều vắc xin COVID-19 đã được đưa vào sử dụng tại Trung Quốc. Số lượng này tương đương 40% trong số 2,5 tỷ liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm trên toàn cầu.

Đồng thời, quốc gia này cũng đang đặt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 40% trong tổng số 1,4 tỷ dân trước tháng 7, đồng thời đạt ít nhất 70% số lượng người cần tiêm vào cuối năm nay nhằm hướng tới miễn dịch cộng đồng.

Châu Á đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh 2.

Tổng số mũi tiêm của Trung Quốc đã vượt mốc một tỷ liều vào ngày 19/6 vừa qua.

Trước tình trạng tỷ lệ tiêm vắc xin thấp, nhiều nước châu Á khác cũng đang tìm cách để cải thiện tốc độ tiêm chủng nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh. Trong tháng trước, Hàn Quốc cũng đã tăng số lượng liều tiêm hằng ngày lên gấp 10 lần, lên khoảng 700.000 mũi.

Trong khoảng 6 tuần trước, tỷ lệ tiêm chủng tại Hàn Quốc là 6%, tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng của nước này hiện đã tăng lên 29%. Sau khi nhận được lô vắc xin Pfizer và Moderna, Hàn Quốc đã hoàn thành tiêm chủng cho 25% trong số 52 triệu dân vào tháng 6 và đang dần hướng tới mục tiêu tiêm phòng vắc xin cho 70% dân số vào tháng 9.

Trước đây, việc triển khai tiêm chủng tại một số nước châu Á đã bị trì hoãn do những hạn chế phê duyệt vắc xin. Nhật Bản ban đầu chỉ cấp phép cho vắc xin Pfizer nhưng thời gian gần đây, nước này đã phê duyệt vắc xin của Moderna và AstraZeneca. Nguyên nhân là do nước này phải thử nghiệm vắc xin thêm một lần nữa theo luật, làm chậm quá trình phê duyệt vắc xin.

Nhật Bản và Australia hiện đang triển khai số liều tiêm hằng ngày nhiều hơn cả Mỹ và Israel. Mỹ đã tiêm phòng cho 52% dân số, còn Israel – nước triển khai nhanh nhất thế giới đã tiêm phòng cho 63% dân số. Tuy nhiên, số liều tiêm trong ngày tại các quốc gia này hiện đang có dấu hiệu chậm lại.

Châu Á đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh 3.

Việc tăng tốc tiêm chủng có thể giúp nới lỏng hạn chế đi lại ở châu Á và nâng đỡ nền kinh tế đang đà suy yếu.

Một trong những quốc gia châu Á bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 là Singapore cũng đã hoàn thành tiêm một liều cho hơn 40% dân số và hiện đang tiến tới thảo luận về "bong bóng du lịch" với Hàn Quốc và Australia.

Trong khi đó, tại Philippines, tâm lý e ngại tiêm vắc xin khiến cho tiến độ tiêm phòng ở đây ở mức khá thấp. Theo một kết quả khảo sát được đăng tải trên Reuters vào hồi tháng 5 cho thấy, cứ 10 người dân nước này thì có tới 6 người không muốn tiêm vắc xin.

Trong bài phát biểu trên truyền hình hôm 21/6, sau khi có báo cáo về số lượng người tham gia tiêm chủng ở mức thấp tại một số điểm tiêm chủng tại thủ đô Mainla, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đe dọa sẽ bỏ tù những ai từ chối tiêm vắc xin COVID-19, Reuters đưa tin.

Nước này hiện đang phải đối mặt với một trong những đợt dịch bùng phát tồi tệ nhất châu Á, với hơn 1,3 triệu ca nhiễm và hơn 23.000 người tử vong. Tính đến ngày 20/6, quốc gia 110 triệu dân này đã tiêm chủng cho khoảng 2,1 triệu người, trong khi đó mục tiêu đề ra là tiêm cho 70 triệu người trong năm nay.

Châu Á đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh 4.

Tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 trên 100 người tại châu Á vẫn thấp hơn so với các châu lục khác.

Theo số liệu thống kê của Our World in Data, xét về độ bao phủ vắc xin phòng COVID-19, cứ 5 người châu Á thì sẽ có một người đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin, con số này tương đương với 20% dân số tại châu lục này. Tại châu Âu con số này là 37% và châu Mỹ là 40%. Tuy nhiên, với tốc độ tiêm chủng đang ngày một cải thiện, gần 3/4 số ca tiêm chủng hằng ngày trên thế giới được ghi nhận tại châu Á, tăng gấp đôi so với vài tuần trước đây.

Phương Trang

Gần 30 doanh nghiệp lãi ròng trên nghìn tỷ quý I, một đơn vị bất ngờ lọt top sau chuỗi 16 quý thua lỗ
Bảng xếp hạng lợi nhuận quý I ghi nhận sự xáo trộn lớn khi đơn vị từng đứng đầu thị trường về lợi nhuận đã rời top lãi nghìn tỷ. Trong khi đó có đơn vị thua lỗ 16 quý liên tiếp lại bất ngờ đứng thứ 6 về lợi nhuận trên thị trường.