|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Quản trị công ty gia đình: Làm sao để không vừa đá bóng, vừa thổi còi?

08:10 | 12/05/2018
Chia sẻ
Không hẳn công ty gia đình nào cũng có những vấn đề về quản trị doanh nghiệp, nhưng một điểm yếu cố hữu trong các công ty này, đó là có tình trạng lãnh đạo công ty thường “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, dẫn tới những hệ lụy không nhỏ. Làm sao để không cản bước tiến của doanh nghiệp?
quan tri cong ty gia dinh lam sao de khong vua da bong vua thoi coi Cảng Quy Nhơn thay đổi hầu hết nhân sự hội đồng quản trị
quan tri cong ty gia dinh lam sao de khong vua da bong vua thoi coi Hiểm họa khi chủ doanh nghiệp là kẻ thông minh nhất trong công ty

Mỗi mùa đại hội đồng cổ đông, chuyện thông qua, bổ nhiệm các thành viên HĐQT lại gây sự chú ý của dư luận. Lý do rất đơn giản, năng lực của các thành viên HĐQT có vai trò rất lớn quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ở các công ty gia đình, có một thực tế khá rõ ràng là, hầu hết các thành viên HĐQT đều là người trong một gia đình và chính những người này cũng đảm nhận luôn các chức vụ điều hành doanh nghiệp. Việc “không tin người ngoài” khiến các công ty gia đình thường hạn chế việc giao các chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp cho những người thực sự có tài, không sẵn sàng “thuê ngoài” các vị trí điều hành doanh nghiệp.

quan tri cong ty gia dinh lam sao de khong vua da bong vua thoi coi
Doanh nhân Trần Văn Lê ở vị trí CEO của chương trình kỳ này

Thậm chí, có công ty gia đình ngay trước đại hội cổ đông còn dự định bổ nhiệm giám đốc tài chính mới, mà vị này lại là người nhà của chủ tịch công ty. Đúng hơn, em trai của chủ tịch giữ vị trí phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của công ty, còn người được đề cử vào ghế giám đốc tài chính chính là vợ của vị phó tổng này.

Khoan hãy nói đến trình độ và năng lực của ứng viên, nhìn vào mối quan hệ gia đình kể trên, các cổ đông không khỏi lo ngại đặt ra câu hỏi rằng, với cách tổ chức như vậy, có cơ chế giám sát nào để kiểm soát công việc và liệu có tránh được rủi ro phát sinh với doanh nghiệp vì quy mô tài chính của công ty hiện rất lớn hay không?

Trong nhiều trường hợp, các cổ đông cho rằng, cần có một bộ máy giám sát độc lập để đảm bảo hoạt động của công ty là minh bạch, chuyên nghiệp. Nhưng không phải lúc nào, ý kiến này cũng được chấp nhận.

Như trường hợp một công ty gia đình chuyên sản xuất - kinh doanh hàng may mặc. 23 năm trước, doanh nghiệp mới chỉ là một xưởng sản xuất gia công, sau đó tạo dựng được chỗ đứng, xây dựng được thương hiệu. 5 năm gần đây, doanh nghiệp phát triển mạnh cả chiều ngang và chiều dọc.

Mặc dù CEO là người có tư duy khá chuyên nghiệp, hệ thống được xây dựng quy mô và bài bản, nhưng do công ty lớn mạnh nhanh chóng, nên các cổ đông nhận thấy, CEO chưa kiểm soát được hết hoạt động của doanh nghiệp mình. Với thiện chí hỗ trợ CEO hoàn thành tốt công việc quản lý và điều hành, các cổ đông đã đề xuất thành lập một bộ phận giám sát độc lập. Bộ phận này sẽ hoạt động độc lập như một bên thứ ba, khách quan, kiểm soát và báo cáo trực tiếp tình hình doanh nghiệp lên HĐQT.

Tuy nhiên, CEO không đồng tình với đề xuất này. CEO cho rằng, bộ phận có chức năng giám sát độc lập này giống như ban kiểm soát, chỉ cần thiết phải hình thành khi HĐQT đủ 11 thành viên, trong khi HĐQT hiện tại mới chỉ có ít thành viên. Hơn nữa, doanh nghiệp đã có hệ thống kiểm soát nội bộ, đã có một số phòng kiểm soát chuyên môn và đang phát triển rất tốt, nên không cần sự thay đổi.

Tuy nhiên, theo các cổ đông, trước đây, doanh nghiệp còn nhỏ, giờ quy mô đã lớn hơn, nên CEO sẽ khó kiểm soát. Vì vậy, việc thiết lập một chức năng kiểm soát độc lập sẽ hỗ trợ CEO có những thông tin khách quan, từ đó điều hành tốt hơn. Các chức năng và vị trí trong hệ thống kiểm soát hiện nay thiếu hiệu quả, vì họ không báo cáo toàn bộ tình hình diễn ra ở bộ phận của mình, do sợ bị hạ lương, sợ bị đánh giá, thậm chí sợ bị CEO sa thải.

Nhưng mặc các cổ đông ra sức thuyết phục, rằng nếu tiếp tục phụ thuộc hoàn toàn vào các vị trí kiểm soát hiện tại, gồm những thành viên vừa là quản lý vừa là kiểm soát chính bộ phận của họ, chẳng khác nào vừa “đá bóng”, vừa “thổi còi”, CEO vẫn cương quyết giữ quan điểm của mình. Vị CEO này thậm chí còn tuyên bố, nếu các cổ đông quyết định thành lập ban kiểm soát mới thì CEO sẽ rút khỏi vị trí điều hành.

Vậy đâu mới là lời giải thỏa đáng cho doanh nghiệp? Đây cũng chính là câu hỏi được đặt ra cho vị CEO tham gia Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này, ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh, bởi tình huống đặt ra của Chương trình chính là câu chuyện của doanh nghiệp dệt may nói trên.

Theo dõi CEO và các cổ đông tranh biện sẽ giúp các doanh nghiệp gia đình ở Việt Nam có thể tìm được câu trả lời chính xác cho đường đi của doanh nghiệp mình.

Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Novaland, PwC Việt Nam và Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam (VEFC).

Chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề Doanh nghiệp gia đình - Quản trị doanh nghiệp được phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (13/5) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (14/5) trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEOTVNEXT của Youtube.

Nhã Nam

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.