|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Quan hệ thương mại Mỹ - Trung: Gập ghềnh chặng đường dẫn tới thỏa thuận 'Giai đoạn 1'

07:01 | 12/11/2019
Chia sẻ
Các quan chức đã mô tả thỏa thuận thương mại đang được xây dựng như một thỏa thuận “Giai đoạn 1”, dù nó chưa thể giải quyết đầy đủ các vấn đề liên quan.
Quan hệ thương mại Mỹ - Trung: Gập ghềnh chặng đường dẫn tới thỏa thuận 'Giai đoạn 1' - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một sự kiện. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý dỡ bỏ thuế quan như là một phần của bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào được ký kết. 

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh hai nước được kỳ vọng sẽ ký một thỏa thuận tuyên bố chấm dứt cuộc chiến thương mại đã ảnh hưởng bất lợi tới nền kinh tế toàn cầu.

Các quan chức đã mô tả thỏa thuận thương mại đang được xây dựng như một thỏa thuận “Giai đoạn 1”, dù nó chưa thể giải quyết đầy đủ các vấn đề liên quan đến đánh cắp công nghệ, vốn châm ngòi cho cuộc chiến thương mại.

Hai bên dự kiến sẽ đưa ra thỏa thuận này tại cuộc họp của lãnh đạo hai nước Mỹ - Trung ở Chile trước cuối năm nay, song quốc gia Nam Mỹ này đã tuyên bố hủy hai hội nghị thượng đỉnh mà theo dự kiến sẽ diễn ra trong vài tuần tới sau các cuộc biểu tình nghiêm trọng ở trong nước. Do đó, ngày ký thỏa thuận hiện vẫn chưa được ấn định.

Trung Quốc đã thúc ép Mỹ dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa của mình như một phần của bất kỳ thỏa thuận nào. 

Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hai bên đã đồng ý hủy bỏ thuế quan “theo từng giai đoạn” khi thỏa thuận được thực thi.

Ngày 7/11, Reuters và Bloomberg cho hay một quan chức thương mại Mỹ xác nhận rằng một số mức thuế sẽ được dỡ bỏ nếu hai bên đạt được thỏa thuận. 

Dù vậy, các nhà đàm phán Mỹ đã không công khai xác nhận thông tin này và Reuters sau đó đưa tin rằng kế hoạch này vấp phải sự phản đối “khốc liệt” từ nội bộ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/11 nói rằng các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn tiến “rất suôn sẻ,” nhưng Mỹ sẽ chỉ đạt thỏa thuận với Bắc Kinh nếu đó là một thỏa thuận thích hợp dành cho Washington.

Ông Trump nói với các phóng viên tại Căn cứ Hỗn hợp Andrew trước khi rời đi để đến thăm thành phố Tuscaloosa, bang Alabama, rằng các cuộc đàm phán diễn tiến chậm hơn so với mong muốn của ông, nhưng Trung Quốc muốn đạt thỏa thuận hơn là ông muốn.

Ông nói: “Các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc đang diễn tiến rất suôn sẻ và nếu chúng tôi đạt được thỏa thuận mà mình muốn thì nó sẽ là một thỏa thuận tuyệt vời và nếu nó không phải là một thỏa thuận tuyệt vời, tôi sẽ không ký. Tôi muốn đạt một thỏa thuận, nhưng nó phải là một thỏa thuận thích hợp”.

Nhắc đến các bản tin cho hay Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý dỡ bỏ một phần thuế quan, ông Trump nói rằng đã có những tường trình không chính xác về việc Mỹ sẵn sàng dỡ bỏ thuế quan, mà theo lời ông đã mang lại hàng chục tỷ USD cho nước này và không lâu nữa sẽ là “hàng trăm tỷ USD”.

 “Mức thuế quan được dỡ bỏ là không chính xác,” ông Trump nói.

Những chia rẽ hiển hiện ngày 8/11, khi ông Trump - nhiều lần tự xưng là “Tariff Man” - nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng ông chưa đồng ý giảm bớt thuế quan vốn đã được áp dụng.

Ông Trump cũng nói rằng thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nếu hoàn tất, sẽ được ký kết tại Mỹ. Ông nói: “Giả sử chúng tôi đạt được thỏa thuận ... nó có thể được ký ở Iowa hoặc ở vùng nông nghiệp hoặc nơi nào đó như thế. Nó sẽ được ký tại nước chúng ta”.

Bang nông nghiệp Iowa bị ảnh hưởng nặng nề vì thuế quan trả đũa của Trung Quốc nhằm vào đậu tương, thịt lợn và các sản phẩm nông nghiệp khác của Mỹ.

Theo Reuters, các chuyên gia trong và ngoài Chính phủ Mỹ cảnh báo rằng thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” vẫn có thể sụp đổ. 

Các quan chức Mỹ cho biết vẫn còn rất nhiều việc phải làm khi ông Trump loan báo những nét chính của một thỏa thuận tạm thời vào tháng trước, và Bắc Kinh kể từ đó đã phản bác các đòi hỏi của Mỹ về việc mua nông sản số lượng lớn, cùng những vấn đề khác.

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.