|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Phiên bản trùng tên của Grab, WeFit, Zoom trên thế giới

07:41 | 22/05/2020
Chia sẻ
Đôi khi sự trùng hợp về tên gọi thương hiệu dẫn đến một số hiểu lầm thú vị. Grab, Zoom và WeFit là những ví dụ tiêu biểu.

Ấn Độ cũng có Grab

Grab có lẽ là cái tên vô cùng quen thuộc với giới trẻ. Chẳng cần phải là một chuyên gia về kinh tế cũng biết Grab là một công ty cung cấp dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và giao hàng. Nếu tìm hiểu sâu hơn chút nữa, thì hầu hết ai quan tâm đều biết Grab là một công ty đa quốc gia.

Đa quốc gia, tức là Grab ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn xuất hiện ở nhiều nước khác. Trên thực tế, Grab có trụ sở chính tại Singapore và cung cấp dịch vụ ở một nhóm quốc gia Đông Nam Á.

Đừng nhầm lẫn: Grab là công ty của Ấn Độ, Zoom là startup Malaysia và WeFit là phòng tập ở Italy - Ảnh 1.

Grab cũng là tên gọi của một công ty giao nhận khá nổi tiếng tại Ấn Độ. Ảnh: Grab Ấn Độ

Nếu nói rằng ở Ấn Độ cũng có Grab, thì đây là một câu chuyện nghe qua thoạt chừng vô lí, nhưng khi tìm hiểu kĩ thì lại vô cùng thuyết phục. Nói chính xác hơn, là tại Ấn Độ cũng có một công ty khác mang tên Grab.

Điều đáng nói ở đây là Grab Ấn Độ không phải là một công ty không có tên tuổi chỉ lập ra "nhái" tên Grab "xịn" ở Singapore. Theo công bố của công ty, Grab Ấn Độ (2014) thành lập sau Grab Singapore (2012) 2 năm, và thậm chí có đôi chút điểm chung về dịch vụ cung cấp (Grab Ấn Độ là công ty giao nhận chặng cuối).

Tuy nhiên, Grab Ấn Độ là một công ty tương đối "nổi" ở thị trường nội địa. Số liệu từ Crunchbase, công ty này có qui mô lớn với số nhân viên rơi vào phân khúc 1.000 - 5.000 người. 

Thậm chí trên trang chủ, Grab Ấn Độ khẳng định họ là công ty giao hàng đầu tiên ứng dụng giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp ở quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. 

Trang của của Grab Ấn Độ cũng cập nhật số đơn hàng hoàn thành theo từng giây (thời gian thực). Tính tới chiều ngày 21/5, công ty đã hoạt động tại 301 thành phố với hơn 133 triệu đơn hàng hoàn thành.

Zoom ở Malaysia

Thời gian gần đây, Zoom đang nổi lên như một trong những ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trong mùa dịch. Thời điểm tháng 4/2020, công ty tiết lộ hiện có 200 triệu người dùng ứng dụng hàng ngày, gấp 20 lần so với thời điểm tháng 12/2019.

Cùng với sự tăng trưởng nóng, Zoom đã vướng vào những nghi vấn chuyển dữ liệu một cách đáng ngờ về Trung Quốc. Nói đến đây thì hầu hết ai cũng hiểu Zoom là một công ty có trụ sở chính tại quốc gia đông dân nhất, nơi mà hàng loạt công ty khác vướng vào rắc rối về bảo mật dữ liệu.

Thế nhưng, tại Malaysia cũng có một công ty với cái tên tương tự. Và giống như trường hợp của Grab Ấn Độ, Zoom Malaysia cũng là công ty giao nhận, logistic. Mặc dù qui mô của công ty Malaysia nhỏ hơn tương đối nhiều, và cũng khá trẻ (thành lập năm 2016) thì những nhà sáng lập cũng đã kịp gọi vốn đến vòng hạt giống, theo Crunchbase.

Trong quãng thời gian dịch bệnh, chính phủ Malaysia buộc phải thông báo phong tỏa đất nước. Nhiều công ty, trong đó có Zoom phải chịu tác động từ dịch bệnh. Trên Fanpage chính thức của công ty, bài cập nhật cuối cùng đăng vào ngày 19/3.

WeFit ở Italy

Sau khi các nhà sáng lập WeFit tuyên bố phá sản, một làn sóng dư luận đã nổi lên khi công ty cho biết không thể thanh toán khoản nợ lương cho nhân viên cũ. Năm 2016, WeFit là một trong những startup đáng chú ý tại thị trường Việt Nam ở thời điểm mới thành lập.

Đừng nhầm lẫn: Grab là công ty của Ấn Độ, Zoom là startup Malaysia và WeFit là phòng tập ở Italy - Ảnh 2.

WeFit cũng là tên gọi của các công ty trong lĩnh vực làm đẹp, phòng tập tại Italy và Singapore. Ảnh: WeFit

Với việc ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ vào lĩnh vực phòng tập, WeFit nhận nhiều sự quan tâm từ công chúng. Về tên gọi, ngay từ cái tên WeFit cũng đủ diễn tả đây là một công ty thuộc mảng làm đẹp, phòng tập. 

Mặc dù vậy, WeFit Việt Nam cũng không phải là công ty duy nhất với tên gọi ... WeFit. Tại Singapore và Italy đều có những công ty với tên gọi tương tự và ra đời trước WeFit. Đương nhiên, đây đều là những công ty thuộc lĩnh vực làm đẹp, phòng tập thể thao.

Tuy nhiên, tất cả đều có thể chỉ là sự trùng hợp khi thời điểm ra mắt các công ty không cách nhau quá xa, và thực tế thì mô hình kinh doanh của WeFit khác hẳn so với các công ty kia.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tiểu Phượng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.