|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 29/4: Khối ngoại mua ròng trong phiên cơ cấu ETF, tâm điểm NLG, VCB

17:16 | 29/04/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, sau hai phiên bán ròng, dòng tiền ghi nhận cải thiện một phần đến từ khối lượng giao dịch đột biến trong kỳ cơ cấu danh mục của các quỹ ETF. Nhóm này chuyển mua ròng nhẹ 89 tỷ đồng, tâm điểm ở nhóm ngân hàng.

Thị trường đảo chiều xanh hơn 10 điểm với sự hậu thuẫn của nhóm vốn lớn, trong đó tâm điểm là các bluechips ngân hàng đồng loạt hồi phục.

Đóng cửa, VN-Index tăng 15,81 điểm (1,17%) lên 1.366,8 điểm, HNX-Index tăng 5,63 điểm (1,56%) đạt 365,83 điểm, UPCoM-Index tăng 1,62 điểm (1,58%) lên 104,31 điểm.

 Mặc dù không thể đóng cửa tại mốc cao nhất phiên, VN-Index kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 4, cũng là cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tại mốc 1.366,8 điểm với sự trở lại của thanh khoản. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch đạt trên 21.502 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản sàn HOSE là 18.767 tỷ đồng, tăng 41% so với phiên trước đó.

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại sàn HOSE, sau hai phiên bán ròng, dòng tiền ghi nhận cải thiện một phần đến từ khối lượng giao dịch đột biến trong kỳ cơ cấu danh mục của các quỹ ETF. Nhóm này chuyển mua ròng nhẹ 89 tỷ đồng, tâm điểm ở nhóm ngân hàng.

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Dẫn đầu danh mục hút vốn ròng của khối ngoại là bộ đôi cổ phiếu NLG của CTCP Đầu tư Nam Long và VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Hai mã này được gom ròng lần lượt 158 tỷ đồng và 146 tỷ đồng, vượt xa những mã còn lại trong danh mục. 

Bên cạnh đó, lực cầu ngoại cũng tìm đến các cổ phiếu DGC (44,9 tỷ đồng), KDH (41,8 tỷ đồng), trước khi mua ròng với quy mô nhẹ hơn tại HPG (18,5 tỷ đồng), GMD (18 tỷ đồng), HDB (15,3 tỷ đồng), DIG (12,7 tỷ đồng). 

Đến với giao dịch ở nhóm chứng chỉ quỹ ETF, hai mã FUEVFVND và FUESSVFL được gom ròng lần lượt 15,5 tỷ đồng cà 11,6 tỷ đồng trong ngày cuối cùng các quỹ thực hiện cơ cấu danh mục.

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trở lại chiều bán, "ông lớn" ngành bất động sản là VHM của CTCP Vinhomes tiếp tục là mã bị bán ròng nhiều nhất. Nối tiếp xu hướng trong phiên trước, mã này bị bán ròng hơn 185 tỷ đồng. Tuy vậy, lực cầu đối ứng nhập cuộc đã giúp VHM hồi phục nhẹ 0,78% giá trị về cuối phiên. 

Bên cạnh đó, áp lực bán ròng nhẹ hơn cũng xuất hiện ở cổ phiếu cùng "họ" Vingroup là VIC với giá trị 40,8 tỷ đồng. Theo sau, lực xả cũng tìm đến một số cổ phiếu vốn hóa lớn trong phiên như GAS (28,3 tỷ đồng), DGW (24,3 tỷ đồng), NVL (24,2 tỷ đồng), MSN (23,2 tỷ đồng), KBC (22,4 tỷ đồng)...

Trên sàn HNX, quy mô mua ròng được đẩy mạnh lên hơn 20 tỷ đồng, tăng gấp 6,25 lần so với phiên trước đó. Về khối lượng, nhóm này rót vốn ròng vào 818.250 đơn vị.

Ở chiều mua, cổ phiếu PVS của Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam tiếp tục được gom ròng 10 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với phiên trước. Nối tiếp, nhóm này còn mua ròng PVI (2,4 tỷ đồng) và IDV (1,5 tỷ đồng), TNG (884 triệu đồng)...

Tại chiều bán, áp lực bán ròng thu hẹp đáng kể khi khối ngoại chỉ xả ròng lần lượt PVG (108 triệu đồng), VTV (104 triệu đồng), PLC (43 triệu đồng)...

Tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư ngoại cũng trở lại giao dịch tích cực khi gom mua 878 triệu đồng, tương ứng chỉ 3.918 cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VGG của Tổng CTCP May Việt Tiến là mã được gom ròng nhiều nhất với hơn 3 tỷ đồng. Kế đó, lực cầu tìm đến MPC (2 tỷ đồng), HPP (1 tỷ đồng), trước khi mua nhẹ hơn NTC (983 triệu đồng), ACV (800 triệu đồng)...

Ở phía bán, nhóm này duy trì bán ròng gần 8 tỷ đồng cổ phiếu VEA của VEAM Corp. Danh mục xả ròng tiếp theo có sự góp mặt của GHC (955 triệu đồng), ABB (304 triệu đồng), VHG (222 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.