|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Phép màu kinh tế Việt Nam: Bài học cho các quốc gia đang phát triển

12:26 | 23/04/2018
Chia sẻ
Nếu đang đọc bài báo này trên điện thoại, rất có thể bạn đang cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh “Made in Vietnam”. Trung bình cứ 10 điện thoại thông minh trên thế giới thì có 1 chiếc được sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm này là mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch hơn 45 tỷ USD trong năm 2017.
phep mau kinh te viet nam bai hoc cho cac quoc gia dang phat trien IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,6% trong năm 2018
phep mau kinh te viet nam bai hoc cho cac quoc gia dang phat trien ADB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ bứt phá trong năm 2018, tăng trưởng top đầu khu vực

Sự thành công của Việt Nam thách thức tình hình thương mại khá ảm đạm trên toàn cầu hiện nay. Trong khi thương mại thế giới ngày càng trì trệ, kim ngạch thương mại của Việt Nam tăng vọt lên 190% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2017 so với 70% vào 10 năm trước đó.

phep mau kinh te viet nam bai hoc cho cac quoc gia dang phat trien
Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Nguồn: Kham/Reuters.

Trong khi quá trình phi công nghiệp hóa sớm (premature deindustrialization) đang càn quét khắp thế giới, sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định, ước tính tạo ra 1,5 triệu việc làm mới chỉ riêng trong giai đoạn 2014 – 2016.

Vì sao lĩnh vực sản xuất khởi sắc tại Việt Nam, trong khi ngày càng trì trệ tại nhiều khu vực trên thế giới? Dù các nhà lãnh đạo thế giới gần đây ra sức kêu gọi tạo thêm nhiều việc làm trong lĩnh vực sản xuất nội địa, kinh nghiệm phát triển của Việt Nam vẫn là bài học quý không chỉ cho các nước đang phát triển mà cả các nước công nghiệp phát triển.

Việt Nam có một số nền tảng vững chắc quan trọng. Mức lương người lao động vẫn ở mức thấp và cơ cấu dân số thuận lợi. Với khoảng một nửa dân số hiện ở độ tuổi dưới 35, Việt Nam đang sở hữu một lực lượng lao động hùng hậu và tiếp tục lớn mạnh. Việt Nam ổn định về chính trị và có vị trí địa chính trị chiến lược cạnh các chuỗi cung ứng lớn toàn cầu. Nhưng điều này không khiến Việt Nam bị cô lập. Thay vào đó, chúng ta có thể thấy Việt Nam đã tìm ra cách tư bản hóa dựa trên các nền tảng thuận lợi thông qua những chính sách thích hợp.

Tuy nhiên, con đường đi đến thành công của Việt Nam cũng lắm chông gai. Thứ nhất, quốc gia này hăng hái đón nhận tự do hóa thương mai. Thứ hai, Việt Nam hỗ trợ tự do hóa thương mại quốc tế bằng cải cách trong nước thông qua việc bãi bỏ nhiều thủ tục rườm rà và cắt giảm chi phí kinh doanh. Và cuối cùng, Việt Nam đầu tư mạnh mẽ để phát triển vốn con người, chủ yếu thông qua đầu tư công. Các bài học này – hội nhập quốc tế, cải cách trong nước, cũng như đầu tư vào con người và cơ sở hạ tầng – dù không mới nhưng vẫn cần được các nước xem xét trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc kinh tế và tâm lý chống toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng.

Đón nhận thương mại tự do

Thứ nhất, chính sách thương mại có lẽ là chính sách quan trọng nhất của Việt Nam. Cùng với Singapore, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Bên cạnh việc ký kết 16 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đã hoàn thành đàm phán các hiệp định thương mại tự do song phương với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu (EU) và Liên minh Thuế quan Á Âu. Trong tháng 3, Việt Nam cùng 10 quốc gia khác đã ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile.

Các hiệp định thương mại tự do này đã giảm đáng kể hàng rào thuế quan, thúc đẩy cải cách trong nước và mở rộng cửa nền kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài. Ước tính có hơn 10 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có những tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Intel và LG.

phep mau kinh te viet nam bai hoc cho cac quoc gia dang phat trien
Việt Nam là thành viên của Hiệp định CPTPP. Nguồn: Kham/Reuters.

Đầu tư phát triển con người

Việt Nam tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số bằng cách đầu tư vào nguồn lực con người. Nỗ lực của Việt Nam trong việc phổ cập giáo dục cơ bản và đảm bảo chất lượng đầu ra đã được đền đáp xứng đáng. Trong Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (PISA) năm 2015 – chương trình đánh giá trình độ học sinh phổ thông trong các môn toán, khoa học và đọc hiểu, Việt Nam xếp hạng 8 trong số 72 quốc gia tham gia khảo sát, cao hơn cả các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) như Đức và Hà Lan.

Tăng tính cạnh tranh và tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi

Việt Nam liên tục ghi nhận các bước tiến vững chắc trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Theo chỉ số cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Việt Nam tăng 5 điểm và xếp hạng 55 trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam nhảy vọt đến 31 hạng lên vị trí thứ 68 trong Bảng Xếp hạng Môi trường kinh doanh năm 2018 do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố. Việt Nam cũng cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% xuống còn 20% vào năm 2003.

Và sau cùng, Việt Nam đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng , đặc biệt là lĩnh vực năng lượng và hạ tầng kết nối. Nhờ đầu tư công ở mức cao, lĩnh vực phát điện, truyền dẫn và phân phối đã phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu gia tăng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, để đáp ứng tăng trưởng thương mại hàng hóa container trung bình 12,4%/năm trong giai đoạn 2008 – 2016, Việt Nam cũng đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng kết nối, bao gồm cảng biển và các trung tâm tiếp nhận hàng hải.

Những thách thức phía trước

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt nhiều thử thách phía trước. Nhìn chung, quy mô lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn khá khiêm tốn. Hầu hết lĩnh vực này bị chi phối bởi doanh nghiệp FDI vốn đóng góp gần 90% kim ngạch xuất khẩu.

Phần lớn việc làm được tạo ra trong lĩnh vực này vẫn là lao động chân tay và không tạo ra giá trị gia tăng. Kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa vẫn còn yếu ớt. Ngoài ra, khi mức lương ngày càng tăng, lợi thế cạnh tranh hiện nay của Việt Nam trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trình độ thấp sẽ bắt đầu “bốc hơi” trước làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0.

Trường Giang