|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 2] Kẻ thắng, người thua trong cuộc chiến năng lượng sạch

23:58 | 20/03/2018
Chia sẻ
Theo The Economist, sự chuyển đổi năng lượng đang thay đổi thế giới. Vậy, quốc gia nào sẽ là người chiến thắng, quốc gia nào sẽ là kẻ thất bại trong cuộc cách mạng xanh này?
phan 2 ke thang nguoi thua trong cuoc chien nang luong sach [Phần 1] Năng lượng sạch đang khuấy đảo tình hình địa chính trị toàn cầu

Dân chủ hóa năng lượng

Báo cáo đặc biệt này sẽ xem xét quá trình chuyển đổi năng lượng từ quan điểm của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc, cũng như các quốc gia dầu mỏ như Nga, Arab Saudi. Nó sẽ chỉ ra đâu là người chiến thắng và kẻ thua cuộc trong cuộc đua này. Báo cáo sẽ lập luận rằng Mỹ có nguy cơ lãng phí vị trí lãnh đạo đầu tiên, đạt đươc nhờ việc sử dụng khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo để giảm phát thải, thúc đẩy công nghệ sạch và giúp người tiên phong của Hiệp định Paris. Trung Quốc đang nhanh chóng bắt kịp. Trong khi Arab Saudi và Nga đang trong tình trạng nguy hiểm rõ ràng nhất.

Những năm gần đây, phát triển về sự tự lực cánh sinh của Mỹ và sự tự kiềm chế của Trung Quốc đã cung cấp một cái nhìn bao quát những hàm ý về chính sách đối ngoại của một trật tự năng lượng mới. Đối với Mỹ, một số chuyên gia cói đó như là một điều may mắn, tiêu đề một cuốn sách gần đây của bà Meghan O'Sullivan của Đại học Harvard. Bà nói rằng cuộc cách mạng đá phiến đã làm giảm dự báo về sự suy yếu của Mỹ, giúp việc áp đặt lệnh trừng phạt đối thủ trở nên dễ dàng hơn, tạo ra một thị trường khí đốt toàn cầu, và giảm căng thẳng về việc theo đuổi các nguồn tài nguyên năng lượng của Trung Quốc. Bà miêu tả nó như là một lợi ích đới với quyền lực của Mỹ, và là một điều bất lợi với Nga".

Tuy nhiên, điều đó có vẻ như là quá lạc quan. Nga và tổ chức dầu mỏ OPEC đã thành công trong việc giảm sản lượng nhằm chống lại sự dư thừa của dầu đá phiến. Họ cũng đã chuyển hướng sang Trung Quốc, quốc gia đang đổ tiền vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng. Quan trọng nhất là dầu đá phiến của Mỹ có thể gây ra sự phụ thuộc vào dầu mỏ thậm chí còn lớn hơn trong nền kinh tế, với những hậu quả tiềm ẩn nguy cơ cho khí hậu trái đất. Nếu Mỹ tập trung quá nhiều vào việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch, họ có thể làm mất đi sự cần thiết của việc phát triển năng lượng sạch cho tương lai.

Ấn ỷ địa chính trị của một sự chuyển đổi năng lượng rộng hơn sẽ phức tạp hơn. Hồi tháng 1, một ủy ban thế giới được hình thành để nghiên cứu địa chính trị về năng lượng sạch dưới sự bảo trợ của Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế tại Abu Dhabi, với hy vọng sự phát triển này sẽ tạo ra một thế giới hòa bình, ổn định và "nhàm chán" hơn. Những nhà chiến thắng về năng lượng sạch tin rằng nhàm chán là một điều tốt. Không giống hydrocarbon, năng lượng tái tạo hầu như xuất hiện ở khắp mọi nơi.

phan 2 ke thang nguoi thua trong cuoc chien nang luong sach
Ảnh minh họa.

Những nỗ lực hợp tác để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu có thể dẫn đến sự phát triển của mã nguồn mở và chia sẻ công nghệ. Khi những nhà máy phát điện đã trở nên phân tán hơn (ví dụ như Đức, Trung Quốc và California), các khu vực có thể tự cung tự cấp hơn về năng lượng, quá trình này được gọi là "dân chủ hóa năng lượng". Tại châu Phi và một số quốc gia khác, tăng cường tiếp cận năng lượng, thông qua các loại lưới điện mini và tấm pin mặt trời ở tầng thượng, có thể giảm sự thiết thốn về năng lượng ngay cả khi dân số toàn cầu đang tăng lên.

Ông David Criekemans thuộc Đại học Antwerp chỉ ra từ cuộc cách mạng công nghiệp trở đi, những chuyển đổi năng lượng như sang than đá và sau đó là dầu mỏ đã làm thay đổi thế giới. Và sự chuyển đổi mới nhất này có thể có những tác động lớn hơn.

Ông dự báo sự phân quyền cung cấp năng lượng sẽ tăng cường sức mạnh của các khu vực với cơ quan trung ương. Theo ông, vẻ đẹp của sự chuyển đổi năng lượng sẽ mang đến sức mạnh siêu cường cho cộng đồng, thay vì biến các quốc gia thành siêu cường năng lượng.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng có rất nhiều tiềm năng gây ra căng thẳng địa chính trị. Ví dụ rõ ràng nhất là thách thức mà nó sẽ đặt ra cho các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ. Một cuốn sách mới với tên gọi "The Geopolitics of Renewables", do ông Daniel Scholten của Đại học Công nghệ Delft tại Hà Lan, cho rằng những kẻ thua cuộc rõ ràng nhất sẽ là những người có nguồn dự trữ nhiên liệu hóa thạch dồi dào, và đặt cược vào dầu trong thời gian quá dài mà không cải cách nền kinh tế của họ. Cuốn sách cũng lưu ý, đối hệ thống năng lượng truyền thống, sự hạn chế chính đó là khan hiếm, trong khi với năng lượng tái tạo dồi dào điều đó hoàn toàn trái ngược. Vấn đề này có thể được giảm nhẹ bằng thương mại năng lượng xuyên biên giới, nhưng cũng có thể gây tranh cãi.

Khi các nền kinh tế trở nên điện khí hóa hơn, với hệ thống điện siêu cao xử lý nhu cầu năng lượng bổ sung từ đô thị hóa, xe điện và số lượng dữ liệu không thể tưởng tượng, những rủi ro có thể nhân lên. Chính sách lưới điện có thể thay thế chính sách đường ống. Sự đầu tư của Trung quốc vào lưới điện ở châu Âu và Australia đang được điều tra kỹ lưỡng, trên cơ sở an ninh quốc gia. Và ngày càng nhiều nền kinh tế điện khí hóa có nguy cơ cao từ tấn công mạng.

Công cụ năng lượng mới

Dường như không thể tránh khỏi địa chính trị năng lượng sẽ phát triển thành một trận đấu để xem quốc gia nào có thể tự sản xuất năng lượng nhiều nhất, và quốc gia nào có công nghệ tốt nhất. Ông Miguel Arias Cañete, Ủy viên của EU về khí hậu và năng lượng, giải thích rằng: "Chúng ta đang ở trên một con đường không thể đảo ngược về năng lượng tái tạo, những quốc gia không tiến hành quá trình chuyển đổi năng lượng sạch sẽ là kẻ thua cuộc trong tương lai. "

EU đã đề ra một mục tiêu rõ ràng để khử carbon toàn bộ năng lượng vào năm 2050, và đã đưa ra một cấu trúc thị trường thích hợp. Điều đó đặt họ ở một vị thế mạnh mẽ. Trung Quốc cũng cam kết chắc chắn trong việc làm sạch năng lượng và tự hào có một số doanh nghiệp công nghệ làm sạch ấn tượng.

Mỹ, về phần mình, đã phát minh ra nhiều công nghệ năng lượng sạch trên thế giới; và cuộc cách mạng đá phiến đã mở ra nguồn cung khổng lồ tiềm năng đối với khí đốt tự nhiên, nhiên liệu có thể tạo ra điện sạch hơn nhiều so với than đá, phục vụ như một cầu nối với tương lai ít carbon. Tuy nhiên, quốc gia này đang có nguy cơ đánh mất sự tập trung. Mỹ đang bởi chia rẽ khi hầu hết đảng cộng hòa ủng hộ trào lưu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong khi những người đam mê năng lượng sạch chủ yếu thuộc đảng Dân chủ.

Lyly Cao