|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 1] Năng lượng sạch đang khuấy đảo tình hình địa chính trị toàn cầu

17:18 | 19/03/2018
Chia sẻ
Theo The Economist, sự chuyển đổi năng lượng đang thay đổi thế giới. Vậy, quốc gia nào sẽ là người chiến thắng, quốc gia nào sẽ là kẻ thất bại trong cuộc cách mạng xanh này?
phan 1 nang luong sach dang khuay dao tinh hinh dia chinh tri toan cau Ả Rập Xê Út khởi công siêu thành phố 500 tỷ USD, lớn gấp 33 lần New York
phan 1 nang luong sach dang khuay dao tinh hinh dia chinh tri toan cau Sau Nhật, EU sẽ đổ vốn vào năng lượng sạch và giao thông Việt Nam?

Để đến Taft, cách Los Angeles 2 giờ lái xe về phía Bắc dọc theo "đường cao tốc Dầu khí", vượt qua hàng km biển quảng cáo về chúa Jesus. Vùng đất của chúa hay cũng được biết đến là vùng đất dầu khí. Trải rộng trên những ngọn đồi xung quanh thị trấn là hàng ngàn giàn khoan thép, các dụng cụ hút dầu ra khỏi mặt đất.

Dầu sản xuất tại Taft không được được khai thác bằng công nghệ thủy lực cắt phá, hay fracking, công nghệ này được sử dụng chủ yếu ở Texas và Bắc Dakota. Dầu tại đây rất nặng nên là quá nặng nó cần phải được đun nóng để lấy ra khỏi mặt đất.

Còn tại hạt Kern, với Taft nằm ở rìa Bắc, sản xuất 144 triệu thùng dầu mỗi năm, mức sản lượng lớn thứ hai tại Mỹ. Ông Fred Holmes, nhà bảo trợ của Bảo tàng dầu mỏ Tây Kern, cho biết ông tự hào về tài nguyên dầu mỏ tại nơi đây, tuy nhiên nhiều người sử dụng xe điện Tesla đã rất khó chịu về điều này, vì cho rằng California đang tích một lượng lớn carbon.

"Dầu là năng lượng tái tạo. Chỉ là nó mất nhiều thời gian hơn để sản sinh ra sản lượng mới", ông châm biếm.

phan 1 nang luong sach dang khuay dao tinh hinh dia chinh tri toan cau
Ảnh minh họa.

Thời kỳ hoàng kim của dầu mỏ

Trong thời kỳ hoàng kim, dầu mỏ đã được đánh giá cao ở miền nam California. Giếng dầu Lakeview Gusher, nổi lên bên cạnh Taft trong năm 1910, trở thành biểu tượng của một kỷ nguyên bùng nổ như cơn sốt vàng ở miền Bắc xa xôi. Taft cũng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề địa chính trị năng lượng.

Năm 1910 hải quân Mỹ, vì lo ngại về sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp than không an toàn, đã đưa vào sử dụng vũ khí đốt dầu. Hai năm sau Tổng thống William Taft đã xây dựng hệ thống dự trữ dầu khí hải quân đầu tiên ở Elk Hills Taft để đảm bảo nguồn cung dầu trong trường hợp xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nó đã trở nên hữu dụng trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, khi sản xuất tăng. Tổng thống William Taft đã cho thị trấn, trước đây gọi là Moron, một cái tên tốt hơn.

Kể từ đó, tình hình địa chính trị về năng lượng, thường được định nghĩa như tác động của năng lượng đối với sức mạnh và tầm ảnh hưởng của các quốc gia, chủ yếu là về nhu cầu đối với dầu mỏ trên thế giới. Những nỗ lực để bảo đảm dầu mỏ, bảo vệ hàng xuất khẩu, ngăn chặn kẻ thù trong việc lấy hoặc giữ dầu cho riêng mình, và độc quyền nó nếu có thể, xuất hiện rộng rãi trong lịch sử thế kỷ 20.

phan 1 nang luong sach dang khuay dao tinh hinh dia chinh tri toan cau

Vì dầu mỏ và khí đốt có thể cạn kiệt và không có ở khắp mọi nơi, chúng thường bị phân chia, để phục vụ lợi ích của một nhóm các nhà sản xuất. Những quốc gia tiêu thu vẫn luôn cảm thấy sự khan hiếm về dầu mỏ khiến họ dễ bị ảnh hưởng hơn. Đó là lý do tại sao kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, khi Arab ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ, mỗi thời thổng thống Mỹ đều coi sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu mỏ của quốc gia là điểm yếu. Các chính sách như "Học thuyết Carter" do tổng thống tuyên bố vào năm 1980, đã khẳng định quyền sử dụng quân đội Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích chiến lược của quốc gia này tại Trung Đông, nhằm đảm bảo nguồn cung dầu ổn định.

Nhân tố dẫn tới sự chuyển đổi

Định nghĩa về sự khan hiếm của dầu mỏ chấm dứt nhờ vào 3 phát triển lớn. Đầu tiên là cuộc cách mạng đá phiến của Mỹ, sự kiến đã biến quốc gia này trở thành nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn của thế giới.

phan 1 nang luong sach dang khuay dao tinh hinh dia chinh tri toan cau

Sau sụt giảm sản lượng trong nhiều thập kỷ kể từ khi những năm 1970, năng suất khai thác dầu của Mỹ đã quay trở lại, đạt 10 triệu thùng/ngày vào tháng 11 năm ngoái. Điều này khiến cho quốc gia này không lệ thuộc vào dầu nhập khẩu, giúp Mỹ xóa bỏ sự hoang tưởng bấy lâu nay về sự phụ thuộc trước đây. Nhờ đó có thể làm giảm nhu cầu của quốc gia về việc sử dụng máu và tiền bạc để bảo vệ các tuyến đường cung cấp từ Trung Đông. Đồng thời bổ sung thêm dầu và khí đốt cho thị trường thế giới, có lợi cho người tiêu dùng năng lượng ở khắp mọi nơi.

Sự thay đổi lớn thứ hai đang diễn ra ở Trung Quốc khi quốc gia này cố gắng chuyển từ nền kinh tế sử dụng nhiều năng lượng sang nền kinh tế dẫn đầu về cung cấp dịch vụ. Trong vài năm qua Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc làm giảm nhu cầu than và dầu mỏ, làm chậm sự gia tăng về tiêu thụ điện, triển khai sử dụng khí đốt và năng lượng tái tạo, đồng thời kiểm soát sự gia tăng của lượng khí thải carbon dioxide mà không bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch nhiều nhất thế giới, nhưng kinh nghiệm của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với ô nhiễm không khí và lo ngại về sự quá phụ thuộc vào nhập khẩu dầu đã làm cho Trung Quốc hướng tới khai thác gió và ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Quốc gia đông dân nhất thế giới cũng có các kế hoạch tham vọng nhất thế giới đối với xe điện. Trợ cấp và chủ nghĩa chuyên chế về năng lượng đã đóng một vai trò quan trọng. Mặc dù vậy, theo cách của riêng mình, sự chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc cũng ấn tượng như của Mỹ.

Hai sự phát triển này dẫn tới yếu tốt thứ 3, một xu hướng trong dài hạn là sự cần thiết để tạo ra một hệ thông năng lượng ít carbon để chống lại sự biến đổi khí hậu. Thỏa thuận Paris năm 2015, mặc dù là mốc quan trọng, vẫn để lại một khoảng cách rất lớn trước khi sự nóng lên toàn cầu có thể được ngăn chặn. Để đạt được điều đó, hàng nghìn tỷ USD sẽ phải được đầu tư vào năng lượng gió, năng lượng mặt trời, pin, lưới điện và một loạt các nguồn năng lượng sạch hơn thực nghiệm.

Điều này, được gọi là quá trình chuyển đổi năng lượng, đã đưa ra một cuộc chạy đua toàn cầu về các công nghệ tốt nhất và dấy lên lo ngại về việc tiếp cận các loại đất hiếm và khoáng chất quan trọng cần thiết để tạo ra những phần cứng cần thiết. Giống như nhận định của ông Francis O'Sullivan của MIT Energy Initiative, một phần của Viện Công nghệ Massachusetts: "Chúng ta đang chuyển từ một thế giới mà giá trị của năng lượng được đặt trong tài nguyên đến nơi mà công nghệ là nguồn lực".

Lyly Cao

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.