Panasonic dẫn đầu làn sóng đầu tư sang Việt Nam
Ông Marukawa Yoichi, Tổng giám đốc Panasonic Vietnam đã chia sẻ về kế hoạch dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam.
Tại sao Panasonic quyết định chuyển sang Việt Nam?
Việt Nam có rất nhiều lợi thế, được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong khu vực ASEAN và đây là yếu tố tác động đến quyết định của chúng tôi.
Ngoài ra, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cũng đang được cải thiện. Giữa sự chuyển động của các dòng đầu tư toàn cầu sang Việt Nam, chúng tôi nghĩ rằng, Việt Nam đang ở một hoàn cảnh hoàn hảo để thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp hỗ trợ, đồng thời cải thiện năng lực của ngành logistics.
Chúng tôi cho rằng, thách thức thì luôn tồn tại, nhưng cơ hội thì cũng đang được mở ra cho các nhà cung ứng nội địa để trưởng thành và bắt kịp nhu cầu của thị trường. Tỷ lệ nội địa hóa của Panasonic ước tính cho cả Tập đoàn tại Việt Nam vào khoảng 30%.
Công ty sẽ nỗ lực hết mình để phối hợp cùng với các nhà cung ứng nhằm nâng cao năng lực cho ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.
Thưa ông, kế hoạch di dời nhà máy sang Việt Nam đang được Panasonic triển khai như thế nào?
Đây là một trong những kế hoạch tái cấu trúc trong dây chuyền sản xuất của chúng tôi. Sản xuất và cung cấp sản phẩm từ Việt Nam đến các thị trường sẽ thuận lợi hơn so với việc tiếp tục sản xuất tại Thái Lan.
Từ đó, chúng tôi có thể đem lại các sản phẩm có tính cạnh tranh hơn tới người tiêu dùng.
Tổng vốn đầu tư của Panasonic tại thị trường Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại là 243 triệu USD cho 8 công ty; 5 trong số đó là các nhà máy sản xuất nằm ở Đông Anh (Hà Nội), Hưng Yên, TP.HCM và Bình Dương. Việc di dời sẽ sớm được triển khai.
Được biết, Panasonic sẽ tận dụng nhà máy hiện tại ở Việt Nam để phục vụ cho kế hoạch mở rộng sản xuất. Vậy Panasonic sẽ thực hiện kế hoạch này ra sao?
Trước mắt, dây chuyền sản xuất tủ lạnh công suất lớn sẽ được chuyển đến nhà máy Panasonic Việt Nam (PAPVN) cơ sở Đông Anh.
Sản xuất máy giặt cửa đứng công suất lớn sẽ được chuyển đến nhà máy PAPVN cơ sở Hưng Yên. Chúng tôi sẽ lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất để tăng công suất cho 2 nhà máy trên.
Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, Công ty sẽ lên kế hoạch mở rộng. Lúc đó sẽ làm các thủ tục đăng ký đầu tư.
Kế hoạch di dời nhà máy của Panasonic có nằm trong gói hỗ trợ 2,23 tỷ USD của Chính phủ Nhật Bản nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng chuỗi cung ứng sang các nước ASEAN để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc?
Việc dịch chuyển này là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu hoạt động sản xuất trên quy mô toàn cầu của Công ty, nhằm cung cấp thêm nhiều sản phẩm có tính cạnh tranh cho các thị trường tiềm năng, chứ hoàn toàn không liên quan gì đến Covid-19.
Mặt khác, mục đích hỗ trợ về tài chính mà Chính phủ Nhật Bản tuyên bố là để tăng cường chuỗi cung ứng, sẵn sàng cho các cuộc khủng hoảng toàn cầu như đại dịch Covid-19.
Vì vậy, quyết định và định hướng của chúng tôi không liên quan trực tiếp đến chính sách của Chính phủ trong trường hợp này.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/