|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Nới lỏng tiền tệ không còn là phép màu của các ngân hàng trung ương?

08:08 | 15/07/2019
Chia sẻ
Các ngân hàng trung ương sẵn sàng nới lỏng tiền tệ nhưng vấn đề là họ không còn nhiều dư địa khi lãi suất vẫn đang ở mức thấp kỷ lục...
Nới lỏng tiền tệ không còn là phép màu của các ngân hàng trung ương? - Ảnh 1.

Ảnh: Bloomberg.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) - Jerome Powell và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) - Mario Draghi sẵn sàng, cùng với nhiều vị chủ tịch ngân hàng trung ương khác, cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng, vốn đang ở mức yếu nhất trong một thập kỷ và lạm phát vẫn ở mức thấp. 

Tuy nhiên, họ có ít dư địa cho việc này, và có lẽ đáng lo ngại hơn, những gì họ làm có thể không tạo ra nhiều tác động tiềm năng.

Đà tăng trưởng kinh tế và giá đang chững lãi bất chấp việc tiền tệ đã nới lỏng và kích thích hơn nữa có thể không tạo ra nhiều tác động để bù đắp cho cuộc chiến thương mại. Những trở ngại về cấu trúc như gánh nặng nợ gia tăng, sự gián đoạn kỹ thuật số và dân số già cũng góp phần làm giảm hiệu quả của việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa.

“Những tác động tích cực mà nới lỏng tiền tệ mang lại có thể là giới hạn”, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc Philip Lowe cho biết vào tháng 6. “Nó vẫn có hiệu quả, nhưng có giới hạn”.

Janet Henry, nhà kinh tế trưởng tại HSBC cho biết: “Cắt giảm lãi suất hiện là một lựa chọn khi hoạt động kinh tế đang chững lại. Không có vị quan chức ngân hàng trung ương nào muốn chịu trách nhiệm về việc không đủ nhanh nhẹn để ngăn chặn việc tăng trưởng chững lại”.

Trong khi Henry cảnh báo, điều này có nguy cơ gây ra bong bóng tài sản, Ethan Harris, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế toàn cầu tại Bank of America, cho biết việc nới lỏng có thể giúp tránh sự sụt giảm trong thị trường, vốn đã kéo lùi độ tăng trưởng.

Ông Powell đã nói với các nhà lập pháp Mỹ tuần trước rằng nền kinh tế Mỹ đang ở trong tình trạng rất tốt, các quan chức ngân hàng trung ương muốn có sử dụng các công cụ mình có để duy trì điều này”. Ông Mario Draghi, chủ tịch ECB, nói rằng việc không thể hành động đồng nghĩa với “từ chức, chấp nhận thất bại”. 

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda gần đây nói với Bloomberg News rằng ông có thể cung cấp nhiều kích thích lớn hơn nếu cần thiết.

Nới lỏng tiền tệ không còn là phép màu của các ngân hàng trung ương? - Ảnh 2.

Lãi suất ở mức siêu thấp khiến các ngân hàng trung ương không còn nhiều dư địa để nới lỏng tiền tệ hơn nữa.

Nhưng hơn 700 lần cắt giảm lãi suất trên toàn thế giới trong thập kỷ qua có nghĩa là lãi suất chuẩn đã ở quanh mức thấp trong lịch sử và họ không còn nhiều dư địa để cắt giảm hơn nữa. Ví dụ, lãi suất chuẩn của FED, chỉ bằng một nửa mức trước đợt suy thoái gần nhất trong quá khứ.

Các nhà hoạch định chính sách vẫn có thể mua trái phiếu một lần nữa với hy vọng điều này kích tích đầu tư. Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng của Deutsche Bank, Torsten Slok, việc thực hiện lại QE sẽ không tạo ra những hiệu ứng bất ngờ như trong quá khứ.

Chính sách tiền tệ cũng có thể thất bại trong việc chống lại sự sụp đổ từ cuộc chiến thương mại.  Việc cắt giảm lãi suất sẽ cần thời gian để có hiệu lực và sau đó có thể không đủ để bù đắp cú sốc cầu nếu cuộc đụng độ giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi hoặc lan rộng.

Ở Mỹ, thị trường lao động, vốn đang ở tình trạng lý tưởng, cũng đang đặt ra một thách thức khác. Ngay cả khi thất nghiệp giảm xuống mức thấp trong nhiều thập kỷ, tiền lương vẫn không tăng. 

Điều đó đã khiến giới phân tích quan ngại rằng lý thuyết, rằng tăng trưởng việc làm mạnh mẽ có thể dẫn đến tăng trưởng giá tiêu dùng [lạm phát] thông qua mức lương cao hơn, có bị phá vỡ hay không.

Ngay cả khi căng thẳng thương mại qua đi, vẫn có những lý do khác để nghi ngờ lạm phát sẽ khó tăng trở lại bất kể các ngân hàng trung ương có làm gì đi nữa.

Jerome Jean Haegeli, nhà kinh tế trưởng tại Viện Re Institute của Thụy Sĩ tại Zurich cho biết: “Tôi thấy có ba yếu tố  làm cho chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả hơn: Nợ, nhân khẩu học và số hóa. Đó đều là những yếu tố cấu trúc”.

Kể từ khi các hộ gia đình khủng hoảng tài chính, các công ty và chính phủ đã tích tụ khoản nợ kỷ lục là 243 nghìn tỷ USD. Mặc dù họ có thể ủng hộ chi phí vay giảm xuống, nhưng những người trong trong vòng xoáy nợ có thể quan tâm nhiều hơn đến việc trả khoản nợ đó hơn là nhận thêm các khoản vay mới để chi tiêu.

Tình trạng già hóa dân số trên khắp thế giới cũng sẽ có nghĩa là chi tiêu ít hơn và tiết kiệm hơn, kìm hãm lạm phát. Một nghiên cứu mới về 21 nền kinh tế của Oxford Economics đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tuổi tác và giá cả trong hầu hết 60 năm qua.

Về mặt công nghệ, việc tự động hóa sẽ gây áp lực lên tiền lương và về lâu dài, những đổi mới như tiền tệ kỹ thuật số có thể khiến chính sách tiền tệ kém hiệu quả.

Bá Ước