Những tiết lộ ‘đáng gờm’ về fintech ‘kỳ lân’ đầu tiên của Hàn Quốc
Phát triển Fintech và bài học từ Trung Quốc |
Kỳ lân của Hàn Quốc được định giá 1,2 tỉ USD
Thông tin từ Quartz, Viva Republica, công ty mẹ của nền tảng dịch vụ tài chính Toss vừa hoàn tất vòng gọi vốn 80 triệu USD. Công ty được định giá khoảng 1,2 tỉ USD, trở thành “kỳ lân” đầu tiên của Hàn Quốc trong lĩnh vực fintech.
Toss đã triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến ngang hàng (P2P) vào năm 2015. Sáng lập của Toss là Lee Seung gun, một cựu nha sĩ mang tham vọng xây dựng nên công ty Internet.
Ban đầu, Toss vấp phải cản trở từ cơ quan quản lý Hàn Quốc, số lượt tải trong năm đầu tiên chỉ giới hạn 600.000. Tuy nhiên, Toss đã phát triển mạnh sau đó.
Cung cấp hơn 25 dịch vụ, từ tài khoản vay, quản lý điểm tín dụng và gói bảo hiểm tuỳ chỉnh… Toss hiện có 10 triệu lượt đăng ký tại đất nước có 51 triệu dân này.
Ông Lee ước tính đến cuối 2018, khoảng 10% giao dịch chuyển tiền trực tuyến qua hệ thống ngân hàng Hàn Quốc sẽ được thực hiện qua Toss, đưa vị thế của fintech này ngang hàng với các ngân hàng lớn nhất của Hàn Quốc.
Lee Seung gun, điều hành Viva Republica, startup đứng sau ứng dụng chuyển tiền Toss. (Ảnh: Viva Republica). |
Trong đợt gọi vốn lần này, hai quỹ đầu tư mạo hiểm dẫn đầu là Kleiner Perkins và Ribbit Capital, đến từ Thung lũng Silicon.
Đáng chú ý, Kleiner Perkins chính là nhà đầu tư đã đặt cược vào Google, Amazon từ những giai đoạn đầu. Quỹ đầu tư này cho rằng, có một sự thay đổi lớn đang diễn ra khi các dịch vụ tài chính đang dần tách ra khỏi các mạng lưới chi nhánh truyền thống.
Noah Knauft, đối tác của Kleiner Perkins, cho biết: “Sự phát triển của Toss tại Hàn Quốc là ví dụ điển hình cho những thay đổi đang diễn ra. Chúng tôi hy vọng những sự đổi mới của Toss sắp tới, cũng như các công ty fintech nói chung, sẽ cho phép người dân kiểm soát tốt cuộc sống tài chính”.
Ngân hàng Hàn Quốc bành trướng hoạt động ra nước ngoài do lợi nhuận lớn |
Ngành công nghiệp ngân hàng Hàn Quốc đối mặt với những thay đổi lớn
Hàn Quốc là quốc gia có tốc độ đường truyền Internet nhanh nhất thế giới, với lượng truy cập điện thoại thông minh rất cao, GDP bình quân đầu người dự báo vượt 30.000 USD vào năm 2018.
Tuy nhiên, các chính sách về tài chính khắt khe đã hạn chế sự phát triển của lĩnh vực fintech ở đất nước này so với các nền kinh tế Châu Á khác.
Và thời thế đang thay đổi.
“Với dân số đông đảo, trẻ trung và am hiểu về công nghệ, tiềm năng của Hàn Quốc là rất lớn. Các tổ chức tài chính ở nước này đã tạo ra gần 500 tỉ USD doanh thu hằng năm, đa phần từ các dịch vụ ngoại tuyến. Sự ra đời của các dịch vụ tài chính trực tuyến chỉ là bước khởi đầu”, Nikolay Kostov, đối tác tại Ribbit Captital cho biết.
Kể từ khi các quy định của Chính phủ Hàn Quốc được nới lỏng từ năm 2015, Toss đã dẫn đầu trong công cuộc “phá vỡ” ngành công nghiệp ngân hàng của Hàn Quốc. Công ty đã huy động gần 200 triệu USD từ các nhà đầu tư như ED Gic, Sequoia, và PayPal và dự kiến kêu gọi thêm khoảng 100 triệu USD trong năm 2019.
Nhà sáng lập của “kỳ lân” này chia sẻ: “Vào cuối năm 2019, chúng tôi khá tự tin rằng sẽ có được hầu hết lượng người dùng Hàn Quốc, những người sẵn sàng sử dụng dịch vụ fintech. Vào lúc đó, Toss có thể đạt đến ngưỡng bão hoà, và sẽ mở rộng ra ngoài thị trường Hàn Quốc”.
Ông Lee cho biết công ty sẽ dùng một phần khoản tiền huy động được vào việc mở rộng hoạt động tại Hàn Quốc, cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán. Bên cạnh đó, Toss sẽ gia nhập khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.