Những thách thức 'nội tại' của thị trường tài chính Việt Nam trước thềm CPTPP
Lợi ích và lợi thế từ CPTPP | |
5 điều cần biết về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) |
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Quốc hội đã biểu quyết thông qua vào chiều ngày 12/11. Đây là hiệp định thương mại lớn thứ ba thế giới hiện nay với các kì vọng kéo theo những chuyển dịch mới cả về kinh tế và địa chính trị khu vực và thế giới.
Nguồn: VIR |
Nhiều thách thức đến từ những vấn đề nội tại của thị trường tài chính
Theo phân tích Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong, việc thực thi CPTPP đặt ra nhiều thách thức đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Những thách thức này cũng đến từ những hạn chế của chính thị trường tài chính Việt Nam.
Các tác động sâu của CPTPP đến nền kinh tế sẽ tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị và khả năng khai thác tính hai mặt trong quá trình triển khai.
Chuyên gia nhận định qui mô thị trường vốn trong nước còn quá nhỏ, tỉ lệ doanh thu phí trên GDP mới chỉ đạt mức xấp xỉ với mức trung bình 3,2% trong khu vực ASEAN và 6,5% trên thế giới.
Trong đó, vẫn còn tình trạng mất cân đối giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ có thể dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản hệ thống ngân hàng. Cùng với đó là sự mất cân đối giữa cấu trúc giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng, giữa thị trường vốn ngắn hạn và trung dài hạn, cơ cấu giữa tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư.
Đồng thời, vấn đề nợ xấu và xử lí nợ xấu còn nhiều bất cập dẫn đến lòng tin vào quản trị và chất lượng dịch vụ hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) còn thấp. Hơn nữa, ý thức tuân thủ pháp luật còn hạn chế, chế tài xử lí vi phạm chưa có tính răn đe.
Cơ hội phát triển mảng bảo hiểm tiền gửi
Một trong những vấn đề quan trọng được chú ý khi Việt Nam gia nhập CPTPP là việc tự do hoá dịch vụ tái bảo hiểm. Trong đó có bảo tái tiền gửi nước ngoài tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều cơ hội thách thức cho vấn đề bảo hiểm tiền gửi trong nước hiện tại.
Một mặt, sự mở rộng cửa cho các tổ chức tái bảo hiểm ngoại này sẽ làm tăng cơ hồi lựa chọn người cung ứng dịch vụ bảo hiểm tiền gửi có chất lượng cho các NHTM và người dân. Tăng khả năng bảo về quyền lợi và sự ổn định chung, chống sốc đổ vỡ hệ thống, duy trì lòng tin trên thị trường. Đến lượt mình điều này sẽ giúp tăng huy động tiền gửi với qui mô lớn và thời gian gửi dài hơn, giảm thiểu tình trạng rút tiền ồ ạt hoặc gửi tiền ngắn hạn kiểu phòng ngừa rủi ro.
Mặt khác, sự cạnh tranh sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn cả về phía cơ quan bảo hiểm tiền gửi cũng như về phía các NHTM - người mua bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, sự có mặt các tổ chức bảo hiểm tiền gửi ngoại sẽ tạo áp lực cạnh tranh trực tiếp về thị phần. Khi đó, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ phải cân nhắc tăng mức bảo hiểm và cải thiện điều kiện, chất lượng dịch vụ của mình theo hướng thị trường hơn.
Đối với các NHTM, sự cạnh tranh giữ chân người gửi tiền bằng nâng mức chi trả bảo hiểm và lòng tin vào khả năng bảo về người gửi tiền. Điều này đồng nghĩa với việc sụt giảm thị phần và khả năng huy động vốn của ngân hàng có mức chi trả bảo hiểm tiền gửi thấp hơn.
Đồng thời, khi mua bảo hiểm tiền gửi cao, các ngân hàng phải chi trả nhiều phí hơn, tuân thủ nhiều qui định báo cáo và minh bạch tài chính với công ty bảo hiểm.
Việc chủ động nhận diện cơ hội và thách thức mới, chủ động đa dạng hoá và tái cơ cấu, nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo hiểm tiền gửi theo hướng tăng thị trường và hài hoà lợi ích.
Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường xử lí nợ xấu gắn với tái cơ cấu các TCTD, cải thiện năng lực, sự lành mạnh và lòng tin vào hoạt động các ngân hàng; tăng vường thông tin và bảo đảm an ninh thông tin trên thị trường tài chính tiền tệ.
Xem thêm |