|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Những 'ông vua' tiền trên sàn chứng khoán, lãi tiền gửi cả nghìn tỉ đồng

14:49 | 13/11/2018
Chia sẻ
Theo thống kê, một số doanh nghiệp có khoản mục tiền và tương đương tiền rủng rỉnh lên tới cả chục, thậm chí là vài chục nghìn tỉ đồng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản. Lượng tiền lãi từ gửi ngân hàng đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của các công ty này trong 9 tháng đầu năm; những doanh nghiệp này được gọi là "vua tiền mặt" trên sàn chứng khoán. 
nhung ong vua tien tren san chung khoan lai tien gui ca nghin ti dong

Những ông vua tiền mặt

Thống kê dựa trên hai yếu tố, số tuyệt đối tiền mặt, tiền gửi và tỷ lệ tiền trên tổng tài sản, chúng tôi lựa chọn ra 11 doanh nghiệp có lượng tiền “khủng” nhất trên sàn chứng khoán tính đến hết quý III năm nay (chúng tôi không tính đến các ngân hàng và các công ty chứng khoán).

nhung ong vua tien tren san chung khoan lai tien gui ca nghin ti dong
(Đơn vị; Tỉ đồng - BM tổng hợp)

Đa số trong nhóm đều là các doanh nghiệp thuộc VN30, tuy nhiên một số doanh nghiệp niêm yết tại HNX hay thậm chí giao dịch trên thị trường UPCoM lọt vào danh sách này cũng đang sở hữu lượng tiền mặt đáng mơ ước.

Dẫn đầu về lượng tiền mặt và tiền gửi đang sở hữu, Tổng công ty Khí Việt Nam (Mã: GAS) nắm hơn 28.300 tỉ đồng, nắm chắc vị trí trong nhiều năm trở lại đây. Kế tiếp, Tổng công ty cổ phần Cảng hàng không (Mã: ACV) với 24.728 tỉ đồng, Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex – Mã: PLX) 15.820 tỉ đồng . Đây đều là các doanh nghiệp đang được Nhà nước nắm giữ tỷ lệ sở hữu gần như tuyệt đối, từ 85% đến 95%.

Doanh nghiệp nắm thị phần số một về bia tại Việt Nam do ThaiBev sở hữu gián tiếp 53,59% vốn đang có gần 12.100 tỉ đồng tiền mặt và tiền gửi. Sau gần một năm đấu giá thành công lượng cổ phần từ tay Bộ Công Thương, Sabeco đã đưa được người vào hội đồng quản trị, ban điều hành, trước mắt là vạch ra kế hoạch cải tổ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ba vị trí tiếp theo trong danh sách lần lượt là CTCP FPT (FPT; 9.049 tỉ đồng), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA; 8.735 tỉ đồng) và Tổng công ty Sữa Việt Nam (VNM; 7.961 tỉ đồng). Tổng công ty Dầu Việt Nam (OIL) sau khi cổ phần hóa cũng hé lộ là một doanh nghiệp có lượng tiền mặt lớn với 6.612 tỉ đồng; những cái tên quen thuộc khác gồm có CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG), CTCP Coteccons (CTD) và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (BHN).

nhung ong vua tien tren san chung khoan lai tien gui ca nghin ti dong
BM tổng hợp.

Nhưng nếu xét tiêu chí tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản, thứ hạng các doanh nghiệp sẽ có sự xáo trộn nhất định. Sabeco gây bất ngờ khi có tỉ lệ tiền mặt trên tổng tài sản gần 53%, cao nhất trong nhóm; hai ông lớn GAS và ACV cũng không thua kém nhiều, đều trên 46%. Các doanh nghiệp còn lại có tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản từ 22% đến 38%.

Lãi tiền gửi cả nghìn tỉ đồng

Với lượng tiền mặt tiền gửi “khủng”, cả GAS và ACV thu tới cả ngàn tỉ đồng tiền lãi sau 9 tháng đầu năm, con số này tương đương lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp lớn thuộc nhóm VN30.

nhung ong vua tien tren san chung khoan lai tien gui ca nghin ti dong
BM tổng hợp

Nhưng không phải cứ có tiền mặt, tiền gửi nhiều là thu được tiền lãi cao tương ứng. VNM là một ví dụ cho thấy sự khác biệt, lãi tiền gửi 9 tháng của công ty sữa số một Việt Nam còn cao hơn cả nhóm 4 doanh nghiệp đứng trước (gồm PLX, SAB, FPT, VEA). Thực tế, tiền lãi thu về còn phụ thuộc vào cơ cấu tiền mặt, tiền gửi của các công ty ra sao, kỳ hạn như thế nào.

Tiền nhiều, đôi khi vay cũng nhiều

nhung ong vua tien tren san chung khoan lai tien gui ca nghin ti dong
BM tổng hợp

Mặc dù tiền mặt “khủng” nhưng thống kê cho thấy, không ít doanh nghiệp trong nhóm cũng đang đi vay những khoản lớn.

ACV vay tổng cộng gần 15.000 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là vay dài hạn, đặc thù của doanh nghiệp này là phải đầu tư xây dựng cơ bản lớn, công ty cũng có kế hoạch đầu tư mạnh tay vào các cảng hàng không từ nay đến năm 2025.

Trái ngược, Petrolimex vay tổng cộng hơn 17.100 tỉ đồng, lại đa số là vay ngắn hạn; OIL là một doanh nghiệp cùng ngành do đó cơ cấu gần như tương đương tuy nhiên giá trị nợ vay nhỏ hơn nhiều do quy mô kém hơn.

Các doanh nghiệp vay nợ nhiều khác gồm có GAS với 6.362 tỉ đồng (nợ dài hạn chiếm 72%); MWG vay gần 8.700 đồng và FPT vay hơn 7.000 tỉ đồng, hai doanh nghiệp tư nhân chủ yếu vay nợ ngắn hạn.

Với CTD, doanh nghiệp nhà thầu thường ứng tiền từ chủ đầu tư cho các công trình, do đó gần như không phải vay nợ để phục vụ hoạt động kinh doanh.

Doanh thu, lợi nhuận nghìn tỉ

nhung ong vua tien tren san chung khoan lai tien gui ca nghin ti dong
BM tổng hợp

Về kết quả kinh doanh, nhóm doanh nghiệp nhiều tiền mặt đều là các doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận cao, thường lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Trong đó các công ty có lợi nhuận lớn nhất trong 9 tháng đầu năm nay có thể kể đến GAS (9.082 tỉ đồng), VNM (7.921 tỉ đồng), ACV và VEA gần 5.000 tỉ đồng…

Trong đó, VEA là doanh nghiệp có phần đặc biệt hơn so với các công ty khác, lợi nhuận của công VEA thậm chí còn cao hơn cả doanh thu do nhận cổ tức từ các liên doanh với Honda Việt Nam, Ford và Toyota Việt Nam… hơn 4.760 tỉ đồng.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Bạch Mộc

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.