Những lợi ích to lớn của NATO khi kết nạp Phần Lan và Thụy Điển
Hòn đảo nhỏ với ý nghĩa lớn trên biển Baltic
Theo The Wall Street Journal, cả NATO và Nga đều để mắt tới một hòn đảo thuộc Thụy Điển. Từng là nơi sinh sống của người Vikings vào đầu thế kỷ thứ 8, hòn đảo nhỏ bé này có tầm quan trọng chiến lược.
Gotland nằm giữa trung tâm của Biển Baltic và tiền tuyến phía đông của NATO. Khu vực Biển Baltic là tuyến đường thủy duy nhất mà Nga có thể giao thương trực tiếp với Phương Tây.
Đảo Gotland chỉ là một trong những lợi ích mà NATO sẽ nhận được khi mà Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của khối.
Ông William Alberque, Giám đốc chiến lược, công nghệ và kiểm soát vũ khí của NATO nói: “Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tại vùng Baltic và giảm khả năng Nga tấn công đồng thời trên không, trên biển, trên bộ”.
Các nhà phân tích cho rằng sự mở rộng về phía đông có thể giúp NATO mạnh hơn và ảnh hưởng tới chiến lược của Nga ở Ukraine.
Đường biên giới
Vị trí của Phần Lan và Thụy Điển sẽ giúp liên minh mở rộng đáng kể lãnh thổ về phía đông của Châu Âu. Phần Lan sở hữu đường biên giới dài 1.340 km với Nga. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, ta có thể thấy khu vực này đầy rẫy những hồ nước và đầm lầy với rất ít đường giao thông để các phương tiện quân sự như xe tăng có thể di chuyển qua.
Các nhà phân tích cho rằng những điều kiện này sẽ có lợi cho NATO trong bất cứ tình huống chiến tranh nào có thể xảy ra với Nga.
Ông Alberque nói: “Từ quan điểm của NATO, đây là một cơ hội lớn. Nếu bạn nhớ về cuộc xung đột tại Ukraine, khi muốn tấn công Kiev, Nga cố gắng tấn công theo một cung đường rất hẹp. Biên giới Phần Lan và Nga cũng như vậy”.
Một trong những khu vực quan trọng đối với Nga là Bán đảo Kola, nơi Moscow đặt tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm - thành phần quan trọng nhất của chiến lược vũ khí hạt nhân.
Hiện tại, Na Uy là quốc gia NATO duy nhất có đường biên giới với Bán đảo Kola của Nga. Các nhà phân tích nói rằng việc Phần Lan gia nhập liên minh sẽ tạo áp lực lên khu vực này.
Ông Alberque giải thích: “Giờ đây, khi Phần Lan tập trận tại khu vực này, không chỉ có lực lượng của Na Uy, với một đến hai lữ đoàn mà có thể là tới 50.000 quân. Nga sẽ phải chuyển quân đội lên khu vực Baltic”.
Trong trường hợp của Thụy Điển, Gotland là mang vị trí chiến lược với Nga vì đây có thể là căn cứ để bảo vệ Hạm đội Baltic của Moscow. Hòn đảo này có thể được sử dụng như một căn cứ cho các cuộc tấn công đổ bộ đường biển, đường bộ, đường không và hải quân.
Vào năm 2017, NATO và Thụy Điển cùng nhau thực hiện một sứ mệnh mô phỏng trường hợp tấn công trên Biển Baltic. Ông Alberque cho biết NATO đưa ra kết luận rằng hòn đảo Gotland là trọng tâm của bất cứ chiến lược nào tại vùng Baltic.
Chiến lược của Nga
Mặc dù Phần Lan và Thụy Điển là đối tác thân thiết của NATO trong hàng thập kỷ, từng tham gia nhiều sứ mệnh chung, nhưng cho tới gần đây, cả hai vẫn giữ lập trường không liên kết quân sự. Trong nhiều thế kỷ, Thụy Điển đã tránh tham gia vào các xung đột vũ trang, trong khi Phần Lan không gia nhập NATO nhằm tránh khiêu khích Nga.
Bà Tracy German, giáo sư về xung đột và an ninh Đại học Nhà vua London nói: “Việc những quốc gia này chọn thời điểm hiện nay để tham gia liên minh cho mối lo ngại của các nước sau khi Nga tấn công Ukraine”.
Cuộc xung đột Georgia năm 2008 và sự kiện sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cả hai quốc gia Bắc Âu, tuy nhiên, tình hình tại Ukraine đã đẩy Phần Lan và Thụy Điển phải suy nghĩ lại về tư cách thành viên NATO.
Nga từ lâu đã phản đối việc bành trướng về phía đông của NATO và cũng đã đưa ra những lời cảnh báo. Theo Điện Kremlin, Tổng thống Nga Putin tuyên bố việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO không phải là mối đe dọa trực tiếp với Nga nhưng Moscow sẽ "phản ứng phù hợp".
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói rằng Moscow sẽ cần có những biện pháp phòng ngừa thích hợp nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân gần biên giới Nga, bao gồm cả Phần Lan.
Bà German cho rằng một trong những lý do chính mà Nga tấn công Ukraine là bởi Kiev không phải thành viên NATO. Vì vậy, hành động của Moscow không phải chịu sự phản ứng trực tiếp từ liên minh quân sự lớn nhất hành tinh.
Bà cho rằng việc các hai nước Bắc Âu tham gia NATO sẽ ảnh hưởng tới tính toán chiến lược của Nga, khiến Moscow phải có những động thái “gián tiếp hơn”.
Tăng cường sức mạnh quân sự
Theo ông Alberque, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập sẽ củng cố những thiếu sót của NATO trong lĩnh vực phòng không. Ông nói: “Liên minh không có đủ các hệ thống phòng không di động. Sức mạnh phòng không của NATO, đặc biệt ở phía đông, rất yếu. Sự thiếu hụt năng lực này đang được NATO cố gắng giải quyết”.
Việc Thụy Điển mua tên lửa hành trình phóng từ trên không và Phần Lan mua 64 máy bay chiến đấu tối tân F-35 trị giá 9,4 tỷ USD sẽ cải thiện đáng kể khả năng phòng thủ và tấn công đường không của NATO.
Các nhà phân tích cho rằng, Nga sẽ phải bổ sung các biện pháp nhằm đối phó với mối đe dọa tiềm tàng trên, dàn trải nguồn lực của mình trong khi cố gắng thiết lập ưu thế trên không.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng sự gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan nằm trong kế hoạch của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm điều động lại lực lượng quân đội tới khu vực khác.
Ông Alberque lập luận rằng Nga đã tính đến chuyện Phần Lan và Thụy Điển tham gia NATO từ lâu.
“Việc hai quốc gia Bắc Âu gia nhập NATO sẽ giúp Tổng thống Putin truyền tải thông điệp rằng NATO là thế lực đáng sợ, để qua đó chuyển tài nguyên từ phát triển con người tại Nga sang tăng cường năng lực quốc phòng”, ông Alberque nói.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/