|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Những công ty ra đời để trang phục không bị vứt quá sớm, và lợi nhuận của họ khiến mọi người phải ghen tị

07:54 | 19/05/2020
Chia sẻ
Lợi nhuận của công ty sửa trang phục Patagonia tăng gấp 3 lần từ năm 2008 và 2014, còn công ty cho thuê trang phục Rent the Runway đang trở thành một thế lực lớn, có tiềm năng làm thay đổi ngành thời trang.

Mua quần, áo chưa bao giờ dễ dàng hơn hiện nay. 80 tỉ sản phẩm được sản xuất hàng năm. Doanh nghiệp thời trang sản xuất quá nhiều sản phẩm, và phần lớn chúng kết thúc vòng đời ở bãi rác.

Khái niệm "thời trang nhanh" cho phép người tiêu dùng mua nhiều hơn, song họ mặc những sản phẩm dệt may với tần suất thấp hơn và vứt chúng với tốc độ chưa từng có tiền lệ. Đó là kết cục của những món hàng thời trang mà người tiêu dùng không còn sử dụng.

Nỗ lực của nhà máy tái chế quần áo chỉ như muối bỏ bể

Savanna Rags là một nhà máy xử lí và tái chế quần áo ở Nottingham, Anh. Họ xử lí quần áo bị vứt từ những thùng đựng rác tái chế ở khắp nơi trong đất nước. Mohammed Patel đã điều hành nhà máy trong 12 năm.

"Phần lớn chúng sẽ tới châu Phi hoặc Dubai. Chúng tôi gửi một số tới châu Âu và vài người ở Anh cũng mua sản phẩm của chúng tôi", Patel nói.

Trên phạm vi toàn cầu, những nhà máy phân loại (quần áo) như thế này chỉ xử lí khoảng 25% quần áo bị vứt. Ở Anh, hơn 300.000 tấn quần, áo kết thúc vòng đời ở bãi rác mỗi năm. Đó là danh mục rác tăng trưởng nhanh nhất ở Anh.

Những công ty ra đời để trang phục không bị vứt quá sớm, và lợi nhuận của họ khiến mọi người phải ghen tị - Ảnh 1.

Sản phẩm thời trang nhanh đang tràn ngập thị trường và phần lớn chúng sẽ kết thúc sớm vòng đời ở bãi rác. Ảnh: PNR

Nhưng đây là một vấn đề toàn cầu. Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở các thị trường mới nổi đang khao khát nhiều sản phẩm thời trang hơn với giá rẻ hơn. Người ta ước tính rằng vào năm 2050, doanh số quần, áo toàn cầu có thể tăng hơn gấp 3 lần.

Một trong những vấn đề mà chúng ta nhận thấy là chất lượng của nguyên liệu được sử dụng đã giảm. Giờ đây, chúng ta phải xử lí nhiều hơn chỉ để có chất lượng tương đương của những sản phẩm chúng ta có thể bán. Nhưng làm thế nào ngành thời trang có thể tiếp tục tăng trưởng trong khi xử lí nhu cầu môi trường để người dân mua ít quần áo hơn?

Dịch vụ cho thuê trang phục

Rent the Runway là dịch vụ cho mượn trang phục, cho phép bạn thuê quần áo trong 4 hoặc 8 ngày mỗi lần. Người tiêu dùng đang xoay vòng quần áo rất nhanh, nhưng họ mượn nó từ người khác nên những người khác sẽ phải mặc cùng trang phục mà họ mặc. 

Tính trung bình, chỉ 20% trang phục được mặc thường xuyên. Sứ mệnh của Rent the Runway là thay đổi mối quan hệ của người tiêu dùng với quần áo họ mặc.

Những công ty ra đời để trang phục không bị vứt quá sớm, và lợi nhuận của họ khiến mọi người phải ghen tị - Ảnh 2.

Công nhân làm việc trong nhà máy giặt khô của công ty Rent the Runway. Ảnh: The Verge

Thay vì mua một thứ chỉ để mặc nó khoảng 3,4 lần trước khi bạn quyết định cho hoặc vứt nó, một sản phẩm dệt may sẽ được mặc nhiều hơn khi nó được chia sẻ với nhiều người. Rent the Runway chỉ có vài cửa hàng chủ chốt, nhưng ở trên mạng, họ là một doanh nghiệp lớn và đang thay đổi ngành thời trang.

Đến nay, Rent the Runway có 10 triệu thành viên nên chi phí giặt là của công ty rất lớn. Công ty khẳng định họ có nhà máy giặt khô lớn nhất thế giới. Rent the Runway đang làm tăng số lần sử dụng của mỗi sản phẩm thời trang, đồng thời cũng giúp giải quyết văn hóa vứt bỏ đang phát triển.

Tiềm năng của doanh nghiệp sửa chữa trang phục

Nhưng điều cuối cùng mà thương hiệu thời trang muốn là người tiêu dùng mua ít hơn. Có lẽ ngoại lệ duy nhất là Patagonia, một thương hiệu thời trang ngoài trời đã gây chấn động ngành với một quảng cáo trọn trang trên New York Times nhân dịp Black Friday năm 2011. Ở Amsterdeam, ông Ryan Gellert là người điều hành hoạt động của Patagonia ở châu Âu và Trung Đông.

"Ngành dệt may đã trở thành một trong những ngành gây ô nhiễm nhất thế giới. Với tư cách là một ngành, chúng tôi đã tạo ra những sản phẩm mà con người không cần bằng cách kích thích nhu cầu và tạo cảm giác rằng nếu bạn không mua bây giờ, bạn sẽ không thể mua trong tương lai. Cuộc đua tới đáy về giá và chất lượng là mô hình không bền vững", Ryan nói.

Triết lí của Patagonia hoàn toàn trái ngược với triết lí của ngành thời trang nhanh là mua một lần, mua đúng, và sửa trang phục để có vòng đời dài hơn.

Qui trình tái chế sản phẩm dệt may trong một nhà máy. Video: HSN Studio

Với một nhà máy sửa, vá quần áo lớn nhất Bắc Mỹ, và dịch vụ may vá di động khắp châu Âu và châu Mỹ, thông điệp môi trường trái ngược với ngành thời trang của Patagonia đã tạo tiếng vang những người mua sắm vì tầm nhìn của họ.

"Giúp khách hàng dùng sản phẩm lâu hơn cũng là một trong những ý tưởng lớn ban đầu của Patagonia", Ryan nói.

Trong thời gian giữa năm 2008 và 2014, lợi nhuận của công ty tăng 3 lần. Patagonia khẳng định họ tạo ra doanh thu gần 1 tỉ USD mỗi năm. Hi vọng của công ty là truyền cảm hứng để các thương hiệu khác giải quyết tác động môi trường của thời trang nhanh.

"Nếu tôi có cơ hội ngồi với các nhà lãnh đạo của một số doanh nghiệp thời trang lớn hơn trên thế giới, tôi sẽ khuyến khích họ hiểu tác động toàn diện từ chuỗi cung ứng của họ", ông nói.


Cửu Dương