NHTW Trung Quốc sẽ can thiệp thị trường để giữ ổn định đồng nhân dân tệ?
Trung Quốc đã ‘thấm mệt’ trong cuộc chiến thương mại với Mỹ | |
Nhân dân tệ sẽ còn tiếp tục suy yếu |
Theo đưa tin từ Reuters, Trung Quốc có khả năng sử dụng khoản dự trữ tiền tệ khổng lồ của mình để ngăn chặn bất kỳ sự sụt giảm nào của đồng nhân dân tệ (CNY) qua mức tâm lý quan trọng 7 CNY/USD vì nó có thể gây nguy cơ đầu cơ và dòng vốn chảy ra.
Hôm thứ Sáu, đồng CNY đạt mức thấp nhất trong vòng 22 tháng của 6,9647 so với đồng USD. Các nhà đầu tư kỳ vọng đồng tiền này sẽ sớm thử nghiệm ngưỡng 7 CNY/USD, một mức chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ.
Đồng CNY đã mất hơn 6% so với đồng USD trong năm nay, phần nào phản ánh nền kinh tế đang chậm lại và áp lực đối với xuất khẩu do cuộc chiến thuế quan đang diễn ra với Mỹ.
Ảnh: Reuters. |
Có hai nguồn ý kiến tham gia vào các cuộc thảo luận chính sách nội bộ nói rằng việc bảo vệ đồng nhân dân tệ ở mức 7 USD sẽ thể hiện cho các nhà đầu tư thấy thái độ của chính quyền nước này rằng họ sẽ không bỏ mặc thị trường.
"Nếu đồng nhân dân tệ rơi xuống mức 7, có thể sẽ diễn ra sự mất giá nhanh chóng của tỷ giá". "Để tránh tình trạng thụ động như vậy, các nhà chức trách có khả năng can thiệp vào thị trường để ổn định đồng nhân dân tệ." - một nhà ban hành chính sách nói.
Một nguồn thông tin khác lại chắc chắn rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) sẽ đứng ra và sẽ không cho phép bất kỳ sự đột phá ngưỡng kháng cự quan trọng nào tạo nên tâm lý bi quan của các nhà đầu tư.
"Ngân hàng trung ương sẽ can thiệp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều cần thiết là ngân hàng trung ương có nhiều công cụ chính sách. Chúng tôi không thể để đồng nhân dân tệ rơi quá 7, vì nó ảnh hưởng tâm lý đến con người" - nguồn tin cho biết.
Ưu tiên của Bắc Kinh hiện nay là ngăn chặn một sự suy giảm mạnh hơn của nền kinh tế, GDP quý III đã tăng trưởng 6,5%, tốc độ yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
PBoC đã giảm yêu cầu dự trữ cho vay 4 lần trong năm nay và dự kiến sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Trong khi đó chính phủ đã cam kết sẽ giảm thuế nhiều hơn trong năm tới để hỗ trợ tăng trưởng. Đồng nhân dân tệ mất giá sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn sẽ bỏ qua việc phát triển thị trường tiêu thụ khi tỉ giá hối đoái gần 7 USD.
"Chúng ta cần nới lỏng chính sách tiền tệ và cho phép đồng nhân dân tệ giảm giá để giúp mở rộng xuất khẩu, nếu không sẽ khó khăn hơn,...Nhưng họ (chính quyền) sẽ đặc biệt chú ý đến hiệu ứng tâm lý của việc phá vỡ mức 7 USD", nguồn tin thứ ba cho biết.
PBoC đã không phản ứng ngay lập tức với yêu cầu bình luận của Reuters, nhưng Phó Thống đốc Pan Gongsheng đã nói với một cuộc họp báo trước đó rằng các yếu tố cơ bản lành mạnh của nền kinh tế và nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào sẽ giúp đồng nhân dân tệ ổn định.
Những nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ đang theo dõi để xem dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc có giảm dưới 3 nghìn tỷ USD hay không. Tháng trước, con số này đã giảm xuống còn 3,087 nghìn tỷ USD, giảm 52,9 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2018. Trong đó, khoảng 43% số tiền giảm trong tháng 9, cho thấy các nhà chức trách đã can thiệp ít hơn nhiều.
Pan cho biết PBoC sẽ áp dụng các biện pháp an toàn vĩ mô để ổn định kỳ vọng của thị trường, chống lại các nhà đầu cơ tìm cách thúc đẩy giảm giá đồng nhân dân tệ. Đầu tháng này, chính quyền đã hạn chế việc đầu tư ra bên ngoài của cư dân.
Dòng vốn đầu tư đã tăng lên khi đồng CNY tiến gần tới mức 7 USD. Doanh số bán ngoại hối ròng của các ngân hàng thương mại Trung Quốc đã tăng lên 17,6 tỷ USD trong tháng 9, mức cao nhất trong 15 tháng.
Cho đến năm nay, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã ít can thiệp vào đồng NDT so với năm 2015, vì đồng tiền yếu hơn sẽ ngăn chặn sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế và đưa ra một mức thuế cao hơn của Mỹ, mặc dù Bắc Kinh đã từ chối cho rằng họ cố tình giảm giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu.
Pan nhắc lại rằng PBoC từ chối cho rằng nước này đã sử dụng sự mất giá tiền tệ để có lợi cho cạnh tranh trước những áp lực thương mại phát sinh từ cuộc chiến thuế quan.