Nhiều nhà máy luyện kim ở châu Âu đối diện với nguy cơ phải đóng cửa vì năng lượng tăng quá cao
“Một điều có thể nhận thấy rõ là các công ty luyện kim tại Châu Âu sẽ phải cắt giảm sản lượng sớm và mạnh hơn dự kiến”, ông Tom Mulqueen, chiến lược gia nghiên cứu về kim loại tại Citi nhận định.
Việc các nhà máy luyện kim đóng cửa sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Châu Âu do các công ty lớn trong ngành như thép, thân vỏ máy bay và ô tô, quốc phòng đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Hiện các ngành công nghiệp này mới chỉ đang phụ thuộc nguồn cung từ nước ngoài đối với các sản phẩm như nhôm và thiếc. Nếu ngày càng nhiều nhà máy luyện kim đóng cửa, họ buộc phải tìm đến các nhà cung cấp nước ngoài, giúp Trung Quốc và Nga củng cố vị thế của họ trên thị trường toàn cầu.
Nhà máy Norsk Hydro ở Slovakia sản xuất nhôm trong khi công ty Nyrstar tại Hà Lan sản xuất kẽm.
Đồng thời, nếu ngày càng nhiều nhà máy luyện kim phải đóng cửa sẽ đi ngược lại với mục tiêu củng cố ngành chế biến khoáng sản chiến lược trong đó bao gồm cả bauxite - nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm.
Mark Hansen, Giám đốc điều hành kinh doanh kim loại toàn cầu của Concord Resources cho biết: “Chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ của một cuộc khủng hoảng nhôm, trong đó thách thức từ nguồn cung từ Nga và Trung Quốc có thể tràn vào nội khối, gây sức ép lên các nhà sản xuất nội địa là rất lớn”.
Theo cơ quan thương mại về kim loại màu Châu Âu Eurometaux, một nửa sản lượng nhôm và kẽm của EU đã bị cắt giảm do ngày càng nhiều nhà máy phải đóng cửa vì chi phí năng lượng quá cao.
Tại các nước bao gồm Na Uy, Iceland và Anh, công tư vấn CRU cho rằng sản lượng kẽm năm 2022 có thể giảm 10% xuống 2,2 triệu tấn và sản lượng nhôm cũng giảm khoảng 20% xuống 3,4 triệu tấn.
Hợp đồng tương lai giá điện của Đức trong năm tới, tiêu chuẩn giá điện cho cả Châu Âu, đã tăng lên 543 euro/MWh, cao gấp 12 lần so với hai năm trước do giá khí đốt tăng kỷ lục sau khi Nga cắt giảm nguồn cung đối với châu lục này.
Điều đó đã tạo ra vấn đề nghiêm trọng đối với các nhà máy luyện kim sử dụng nhiều điện. Để sản xuất một tấn nhôm cần tới 14.000 KWh. Lượng điện này đủ cung cấp cho hộ gia đình trung bình ở Anh trong gần 5 năm.
Edward Meir, Chủ tịch của Công ty Tư vấn Độc lập Commodity Research Group cho biết: “Khi nhân với đơn giá tăng lên gấp nhiều lần, thì tổng số tiền phải trả sẽ rất lớn và các nhà máy không thể tồn tại được. Thậm chí, chúng tôi còn chưa tính đến trường hợp đỉnh điểm khủng hoảng năng lượng mùa đông năm nay sẽ thế nào”.
Trong khi đó, việc tái khởi động các nhà máy luyện kim cũng sẽ tốn một khoản tiền khá lớn. Đặc biệt là đối với nhôm, đôi khi tạm ngừng sản xuất cũng đồng nghĩa là đóng cửa mãi mãi.
Adina Georgescu, Giám đốc Năng lượng và Biến đổi Khí hậu tại Eurometaux nhận định “Tình hình ngày càng tồi tệ. Thông thường một khi đã đóng cửa một lò luyện kim, sẽ có rất ít cơ hội để tái khởi động trở lại”.
Cuộc khủng hoảng luyện kim vượt ra ngoài Châu Âu. Tại Mỹ trong năm nay, những thách thức về hoạt giá điện tăng cao trong khi giá nhôm tương đối thấp đã buộc công ty Alcoa phải đóng cửa vĩnh viễn một nhà máy luyện kim Indiana. Đồng thời, chi phí năng lượng lớn cũng kiến Century Aluminium phải ngừng hoạt động nhà máy lọc dầu khổng lồ của mình ở Kentucky.
Hiện tại, các nhà giao dịch đang cân nhắc việc cắt giảm nguồn kim loại, kết hợp với tồn kho nhôm và kẽm cực thấp tại các kho hàng tại Sàn giao dịch London trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm từ một cuộc suy thoái có thể xảy ra.
Chiến lược gia Al Munro tại Marex, một công ty môi giới hàng hoá nhận định: "Không ai rõ điều gì sẽ chiến thắng: Cắt giảm sản lượng hoặc phá hủy nhu cầu”.
Và đáng báo động hơn, số liệu cho thấy việc đóng cửa cũng sẽ đánh gục những lỗ toàn cầu trong việc cắt giảm khí thải CO2 vì các lò luyện thép ở Châu Âu chủ yếu sử dụng nguyên liệu sạch, khí thải chỉ bằng 1/3 so với Trung Quốc - nơi phần lớn nhà máy luyện kim sử dụng than đá.