Đồng nhân dân tệ dường như đã trở thành một công cụ trả đũa của Trung Quốc đối với thuế quan của Mỹ và bước giảm giá 1,5% vào đầu tháng này là một sự khởi đầu để đáp trả lại mức thuế mới được đề xuất của Mỹ.
Đồng nhân dân tệ có hai thị trường giao dịch là trong nước và ở nước ngoài và bằng cách này hay cách khác Chính phủ Trung Quốc cũng có thể tác động đến cả hai thị trường nhằm giữ cho khoảng cách giữa hai tỷ giá này ở mức thấp nhất.
Sáng nay, đồng nhân dân tệ đã giảm 0,68% giá trị so với đồng USD, xuống giao dịch ở 7,1436 CNY/USD. Đây là mức tỷ giá thấp nhất của đồng tiền này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 15/8 đã 'bơm' 400 tỷ nhân dân tệ (56,9 tỷ USD) vào các thể chế tài chính theo Cơ chế cho vay trung hạn (MLF) nhằm duy trì thanh khoản trên thị trường.
Công ty Vốn quốc tế Trung Quốc dự đoán Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và tiếp tục thực hiện cải cách về cấu trúc trong kinh tế trọng cung.
Các nhà xuất khẩu sợi của Việt Nam sang Trung Quốc không chỉ bị giảm giá bán mà còn chịu thêm thiệt hại vì đồng nhân dân tệ mất giá do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang.
Hôm nay (12/8), Ngân hàng Trung ương Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tham chiếu xuống 7,0211 CNY/USD. Đây là phiên thứ ba liên tiếp Trung Quốc giảm tỷ giá tham chiếu ở dưới mức 7 CNY/USD.
Tỷ giá tham chiếu của nhân dân tệ (NDT) so với USD tiếp tục được điều chỉnh giảm, thậm chí lần đầu tiên rơi xuống dưới ngưỡng 7 trong một thập kỷ khi mà NHTW Trung Quốc (PBoC) ấn định tỷ giá tham chiếu ngày 8/8 ở mức 7,0039 NDT/USD.
Trên thị trường ngoại hối hôm nay, căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã dịu đi phần nào sau khi Bắc Kinh điều chỉnh tỷ giá nhân dân tệ để hạn chế sự sụt giảm của đồng tiền và số liệu xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 tăng so với dự đoán ban đầu.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.