|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhà xe liên tỉnh ứng phó ra sao với công điện hỏa tốc của Bộ GTVT?

14:06 | 30/03/2020
Chia sẻ
Công văn hỏa tốc của Bộ GTVT có tác động lớn tới nhiều nhà kinh doanh vận tải và nhiều nhà xe liên tỉnh đã phải thay đổi chính sách mới của họ.

Tối 29/3, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã gửi Công điện hỏa tốc của gửi đến Tổng cục Đường bộ, Cục Đường sắt và các sở GTVT địa phương. Nội dung công điện yêu cầu tạm dừng toàn bộ hoạt động của xe hợp đồng và xe du lịch trên 9 chỗ từ 0h ngày 30/3 đến hết ngày 15/3.

Ngoài ra, các chuyến xe khách cố định dưới 100km đi từ/đến Hà Nội và TP HCM cũng chỉ được phép vận chuyển tối đa 2 chuyến/ngày. Không những vậy, để đảm bảo an toàn, số lượng khách trên xe chỉ được phép tối đa là 50% số ghế và không quá 20 người.

Ngay sau khi thông tin được công bố, nhiều nhà xe đã buộc phải thay đổi vài chính sách để phù hợp với công văn của bộ Giao thông vận tải.

Nhà xe liên tỉnh ứng phó ra sao với Công điện hỏa tốc của Bộ GTVT? - Ảnh 1.

Giá vé cho xe 7 chỗ đã tăng lên 50% trong khi chỉ còn lại đúng 1 chuyến xe/ngày. Ảnh: Xe khách Hà Nội - Quảng Ninh.

Theo chia sẻ của chị Thúy, một điều phối viên nhà xe chạy tuyến Quảng Ninh - Hà Nội, hiện tại nhà xe đã dừng hoạt động chở khách trên xe 16 chỗ.

"Trước đây cứ 1 tiếng là có 1 chuyến xe 16 chỗ Hà Nội - Quảng Ninh và ngược lại. Nhưng giờ thì nghỉ hết. Để phù hợp với qui định mới, nhà xe sẽ phục vụ khách hàng bằng xe 7 chỗ và một ngày cũng chỉ còn 1 chuyến duy nhất. Ngoài việc tuân thủ qui định mới, việc đảm bảo an toàn cho khách cũng rất đáng lưu tâm", chị Thúy chia sẻ.

Nhà xe vẫn sẽ giữ nguyên chính sách đưa/đón tận nơi. Tuy nhiên, giá vé sẽ tăng lên 50% so với mức giá cũ. Ngoài ra theo chị Thúy, khách hàng nên đặt xe sớm vì có ít chuyến và rất dễ hết chỗ.

Nhiều nhà xe dừng hoạt động khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phưn[g tiện di chuyển tới các trung tâm như Hà Nội hay TP HCM. Ảnh: Chụp màn hình.

Trong khi đó, theo phản ánh của người tiêu dùng, nhiều nhà xe đã tạm dừng hoạt động trong 15 ngày cho đến khi Chính phủ có thông báo mới. Nhiều người cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm xe liên tỉnh đến Hà Nội hoặc TP HCM.

"Tôi thường xuyên có công việc phải đi lại từ quê lên Hà Nội và ngược lại. Như hiện tại, tìm một nhà xe vẫn hoạt động còn khó, chưa kể việc nhà xe còn chạy nhưng chỗ thì hết", chị Chi, một tiểu thương nói.

Nhà xe liên tỉnh ứng phó ra sao với Công điện hỏa tốc của Bộ GTVT? - Ảnh 3.

Nhà xe ngừng nhận chở khách, đồng thời tạm thời chuyển sang mảng chở hàng khi nhu cầu trong dịch vụ gửi hàng theo xe tăng đột biến trong thời gian qua. Ảnh: Xe khách Hà Nội.

Sáng tạo hơn, một nhà xe đã sáng tạo hơn khi dần chuyển dịch từ dịch vụ chở khách sang dịch vụ chở hàng.

"Hiện tại, bên mình đã dừng nhận chở khách. Thay vào đó, xe chỉ nhận chở đồ ít nhất cho tới có thông báo mới. Đây không phải là kế hoạch dài hạn nhưng nhu cầu khách gửi hàng vẫn rất lớn. Nếu khách không gửi nhiều, chắc chắn xe sẽ không đủ kinh phí để chạy", điều phối viên chia sẻ.

Cũng theo người điều phối viên, xe vận nhận đồ khách gửi từ trước tới nay. Tuy nhiên từ khi ngừng nhận khách, lượng hàng gửi xe đã tăng lên đột biến.

Tiểu Phượng

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.