Nhà khai thác đất hiếm duy nhất của Mỹ chạy đua tinh chế khi chiến tranh thương mại leo thang
Trong năm tới, MP Materials đặt mục tiêu trở thành công ty đầu tiên của Mỹ tinh chế đất hiếm kể từ năm 2015 khi Molycorp Inc, chủ sở hữu cũ của mỏ California Mountain Mountain Pass, phá sản, các giám đốc điều hành cho biết.
Mỏ California Mountain Mountain Pass đã phục thuộc vào Trung Quốc trong việc xử lí đất hiếm, làm tăng thêm mối lo ngại về an ninh quốc gia.
Trung Quốc là nhà chế biến và sản xuất lớn nhất thế giới của 17 khoáng sản chuyên dùng để chế tạo vũ khí, điện tử tiêu dùng và một loạt các hàng hóa khác. Cho đến nay, chưa có loại khoáng sản thay thế nào được biết đến.
Sản xuất đất hiếm
Trung Quốc chiếm khoảng 80% nguồn cung đất hiếm của Mỹ, nguyên liệu được sử dụng trong nhiều mặt hàng công nghệ cao, từ các mặt hàng tiêu dùng như ô tô điện cho đến các hệ thống vũ khí và liên lạc tiên tiến.
Nguồn: Reuters.
Hồi tháng 6, Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi thuế quan đối với đất hiếm nhập khẩu của Mỹ để tinh chế lên đến 25%.
Cuối tuần trước (23/8), Bắc Kinh cho biết họ sẽ tăng thêm 10% vào mức thuế đó bắt đầu từ tháng tới. Đây là động thái mới nhất trong cuộc trao đáp trả củacuộc tranh chấp kéo dài giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Chính quyền Washington đã nhận định đất hiếm là nguyên liệu quan trọng cho quốc phòng và ra lệnh cho Lầu Năm Góc hỗ trợ sản xuất trong nước.
Công ty có kế hoạch tăng số lượng nhân viên lên khoảng 400 trong năm 2020, từ khoảng 200 người, và lượng quặng đất hiếm khai thác được tăng 68% so với dưới thời Molycorp.
Tuy nhiên, số quặng đó, hơn 50.000 tấn/năm, hiện được chuyển đến Trung Quốc để xử lí.
Để tiếp tục tinh chế ở California, MP Materials đang chi 200 triệu USD để khởi động lại thiết bị đã bị dừng tại mỏ và xây dựng một lò nướng lớn.
Sau khi xử lí, các loại đất hiếm cần được biến thành nam châm đất hiếm, được tìm thấy trong các tên lửa dẫn đường chính xác, bom thông minh và máy bay phản lực quân sự.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng kiểm soát ngành công nghiệp nam châm đất hiếm.
James Litinsky, đồng chủ tịch của MP Materials, và các đồng nghiệp đang đặt cược bằng cách đưa tinh luyện các loại đất hiếm trở lại Mỹ sẽ khuyến khích những nhà đầu tư khác chế tạo nam châm và các bộ phận liên quan khác trong nước.
Mỏ California Mountain Mountain Pass ban đầu được mở vào năm 1948 và đã trải qua một loạt các chủ sở hữu, gồm cả Tập đoàn Chevron, trước khi Molycorp phá sản.
MP Materials cũng có kế hoạch mở lại cơ sở chlor-alkali Mountain Pass, do Molycorp xây dựng, Litinsky nói.
Cơ sở sẽ tái chế nước thải và sản xuất axit hydrochloric và xút để sử dụng trong quá trình tách đất hiếm, tiết kiệm cho cơ sở chi phí bổ sung để mua hóa chất trên thị trường mở.
Lò nung mới của công ty sẽ nướng quặng đất hiếm ở nhiệt độ cao để tách một cách hiệu quả các khoáng chất có giá trị cao.
"Đòn hiểm" từ Trung Quốc
Vẫn chưa rõ liệu MP Materials có thể khởi động lại thiết bị xử lí vào năm tới hay thay vào đó sẽ phải đối mặt với sự chậm trễ thường thấy trong các dự án xây dựng.
Sau khi thiết bị tinh chế đi vào hoạt động, mục tiêu là sử dụng vật liệu đó tại cơ sở để tạo ra hơn 5.000 tấn neodymium và praseodymium (NdPr), hai trong số 17 loại đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm.
Với tuyên bố về thuế quan hôm 23/8, MP Materials sẽ cần tìm thêm khách hàng bên ngoài Trung Quốc sau khi họ khởi động lại cơ sở xử lí ở California, đọ sức với Australia Dep Lynas Corp, công ty khai thác và xử lí đất hiếm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc.
Giám đốc điều hành của Lynas, bà Amanda Lacaze tuyên bố sẽ không nhượng lại thị phần của công ty bên ngoài Trung Quốc.
"Điều này sẽ đặt MP Materials vào vị trí cạnh tranh trực tiếp với Lynas. Đòn hiếm lắm, Trung Quốc", Ryan Castilloux, Giám đốc của Adamas Intelligence
MP Materials đã mua mỏ California Mountain Mountain Pass vào năm 2017 với giá 20,5 triệu USD, "một mức giá hời" so với hàng tỉ USD mà Molycorp đã đầu tư vào cơ sở này trong những năm qua.
Quĩ phòng hộ JHL Capital Group tại Chicago và QVT Financial LP tại New York kiểm soát phần lớn MP Materials, với Shenghe Resources Holding của Trung Quốc nắm giữ 9,9% cổ phần.
Ông Litinsky cho biết mặc dù có cổ phần của Shenghe, Trung Quốc không có quyền kiểm soát đối với Mountain Pass hoặc nơi các sản phẩm của công ty được bán.