|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhà đầu tư giao dịch ra sao khi VN-Index dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn?

07:28 | 30/08/2021
Chia sẻ
Trong tuần 23 - 27/8, nhà đầu tư cá nhân đảo chiều rút ròng tổng cộng 170 tỷ đồng sau 3/5 phiên bán ròng trên HOSE. Nhóm này gia tăng quy mô xả hàng tại nhóm dịch vụ tài chính, với tâm điểm bán ròng trên 715 tỷ đồng cổ phiếu SSI.

Mặc dù sự trở lại của dòng tiền trong ba phiên cuối tuần (25 - 27/8) đã giúp chỉ số bứt phá khỏi vùng 1.300 điểm, VN-Index vẫn có tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp với 2 phiên tăng trong khi có 3 phiên giảm điểm.

Đóng cửa tuần thứ 35 của năm 2021, chỉ số mất đi 16,23 điểm tương đương 1,22% dừng lại ở mức 1.313,2 điểm. Diễn biến khả quan hơn, HNX tăng 0,73 điểm (0,2%) còn UPCoM-Index chỉ giảm nhẹ 0,6 điểm (0,6%).

Giá trị giao dịch bình quân tại HOSE đạt 20.888 tỷ đồng, giảm 25,8% so với mức kỷ lục được thiết lập trong tuần trước đó.

Cá nhân tuần - Ảnh 1.

Giao dịch của NĐT cá nhân theo tuần kể từ tháng 6 qua kênh khớp lệnh sàn HOSE. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Trong tuần thị trường biến động, nhà đầu tư cá nhân chuyển bán ròng 170 tỷ đồng trên HOSE, trong đó họ bán ròng khớp lệnh 24 tỷ đồng. Giao dịch có sự đảo chiều so với tuần trước cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.

Đồng thuận với các cá nhân, khối ngoại vẫn duy trì trạng thái bán ròng tuy quy mô thu hẹp 81,5% chỉ còn hơn 1.047 tỷ đồng. Giao dịch cùng chiều, nhóm tự doanh công ty chứng khoán bán ra tổng cộng 440 tỷ đồng dù có mua ròng mạnh nhất kể từ đầu tháng 6 trong tuần trước đó.

Tâm điểm bán ròng cổ phiếu chứng khoán

Tính riêng giao dịch qua kênh khớp lệnh, giao dịch bán ròng của các cá nhân được ghi nhận tại 8/18 ngành, trong đó nổi bật là nhóm dịch vụ tài chính.

Cụ thể, nhóm dịch vụ tài chính với đại diện là các cổ phiếu chứng khoán chịu áp lực rút ròng 639 tỷ đồng, gấp 5 lần so với quy mô trong tuần trước. Tuy chịu áp lực xả mạnh, tất cả cổ phiếu công ty chứng khoán đều đi lên mạnh mẽ trong một tháng gần đây, bỏ xa mức tăng của thị trường chung.

Cá nhân tuần - Ảnh 2.

Giao dịch khớp lệnh của NĐT cá nhân theo nhóm ngành trong tuần. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Cùng chiều, nhóm ngân hàng ghi nhận giao dịch trái ngược trước đó khi bị rút ròng 199 tỷ đồng. Phần lớn cổ phiếu ngân hàng ghi nhận diễn biến kém khả quan trong tuần qua khi thị trường liên tục biến động.

Chiều ngược lại, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục mua ròng nhóm bất động sản, tuy quy mô giải ngân ròng sụt giảm mạnh chỉ còn 235 tỷ đồng. Dòng tiền chuyển hướng với lực mua mạnh nhất được ghi nhận ở nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp (419 tỷ đồng), theo sau là tài nguyên cơ bản (118 tỷ đồng).

Áp lực xả tập trung tại cổ phiếu SSI với giá trị áp đảo tại chiều bán

Giao dịch cụ thể theo từng mã, cổ phiếu SSI của Chứng khoán SSI dẫn đầu về giá trị rút ròng trong tuần qua với hơn 715 tỷ đồng. Giao dịch cá nhân đối ứng chủ yếu với khối ngoại và các tổ chức trong nước khi hai nhóm này liên tục mua vào cổ phiếu SSI những phiên vừa qua.

Sau khi hai cổ đông lớn lần lượt hạ tỷ lệ sở hữu tại vùng đỉnh, SSI có tuần giao dịch giằng co, theo đó đánh mất 2,08% giá trị từ vùng đỉnh 63.400 đồng/cp.

Tuần qua đánh dấu diễn biến kém khả qua của nhóm cổ phiếu ngân hàng khi thanh khoản toàn ngành sụt giảm với 26/27 mã giảm giá. Đồng thuận với xu hướng chung, có tới 4 cổ phiếu của các nhà băng góp mặt trong top10 mã bị cá nhân trong nước bán ròng.

Cá nhân chuyển bán ròng trong tuần thị trường giằng co tìm xu hướng - Ảnh 3.

Top 10 mã được mua/bán ròng nhiều nhất qua kênh khớp lệnh tuần. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Cổ phiếu MBB của Ngân hàng MB chịu áp lực xả 199 tỷ đồng, đánh mất 6,4% giá trị trong tuần giao dịch vừa qua. Theo sau, các mã có chung diễn biến lần lượt là CTG (172 tỷ đồng), HDB (69 tỷ đồng), STB (53 tỷ đồng).

Trong ngày 25/8, gần 2 tỷ cổ phiếu MBB và CTG chính thức được giao dịch bổ sung. Đây là lượng cổ phiếu mà hai nhà băng đã phát hành theo các phương án chia cổ tức được công bố trước đó.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán KB (Việt Nam) đã nâng dự phóng nợ xấu của VietinBank từ 1,1% lên 1,4% do nợ nhóm 5 tăng mạnh cùng chất lượng tài sản bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Các nhà phân tích lưu ý rằng diễn biến dịch COVID-19 tại thời điểm hiện tại có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà băng.

Theo sau, nhà đầu tư cá nhân tập trung xả ròng các mã VHM (162 tỷ đồng), VNM (129 tỷ đồng), MWG (89 tỷ đồng), nối tiếp rút ròng đồng thời khoảng 45 tỷ đồng tại AGG, VHC.

Trở lại bên mua ròng, cổ phiếu DIG của DIC Corp dẫn đầu về quy mô khi được mua ròng 294 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh tuần. Sau hai phiên giảm đầu tuần, DIG bật tăng trần trong phiên 25/8 và giữ được sắc xanh sau tuần giao dịch.

Trái ngược với cá nhân trong nước, cổ đông lớn Địa ốc Him Lam đã bán ra gần 5,3 triệu cp DIG trong ba phiên 23/8, 26/8 và 27/8. Trong 10 phiên gần đây, Him Lam đã chốt lời gần 18,7 triệu đơn vị, thu về khoản lãi ước tính 165 tỷ đồng qua đó không còn là cổ đông lớn nhất tại DIC Corp.

Trở lại với giao dịch cá nhân, dòng tiền tìm đến các bluechip như MSN (192 tỷ đồng), HPG (188 tỷ đồng), GMD (168 tỷ đồng). Nhóm này cũng mua ròng một số đại diện nhóm ngân hàng là SSB (163 tỷ đồng), VPB (85 tỷ đồng) và BID (84 tỷ đồng).

Thảo Bùi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.