|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Ngoại trưởng Mỹ: Đường ống Nord Stream rò rỉ là ‘cơ hội tuyệt vời’

14:03 | 02/10/2022
Chia sẻ
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng đường ống Nord Stream rò rỉ là cơ hội tuyệt vời để các nước châu Âu thoái khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng châu Âu. Mỹ đang là nhà cung ứng LNG lớn nhất của châu Âu sau xung đột Ukraine.

Theo RT, Mỹ xem vụ rò rỉ hai đường ống Nord Stream như một “cơ hội tuyệt vời” để các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Khi mùa đông đang đến, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Mỹ mong EU sẽ tiết kiệm năng lượng hơn.Trong nhiều năm, Washington đã cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo EU từ bỏ khí đốt của Nga để chuyển sang khí hóa lỏng (LNG) từ Mỹ.

Mỹ tăng mạnh xuất khẩu LNG sang châu Âu năm 2021 để bù đắp lượng khí đốt của Nga.

Vào hôm 30/9, Gazprom tuyên bố thiệt hại của đường ống Nord Stream đồng nghĩa với việc EU sẽ “bị tước đoạt vô thời hạn” khỏi khí đốt từ Nga thông qua tuyến vận tải này.

Phát biểu tại Washington, ông Blinken khẳng định Mỹ hiện là “nhà cung cấp [LNG] hàng đầu của châu Âu”. Ngoài việc chuyển nhiên liệu tới châu Âu, ông Blinken cho biết Mỹ còn đang làm việc với các nhà lãnh đạo EU nhằm tìm cách “giảm nhu cầu” và “tăng tốc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo”.

Ông Blinken tuyên bố: “Vụ rò rỉ là cơ hội tuyệt vời để loại bỏ sự phụ thuộc vào năng lượng Nga một lần và mãi mãi”. Theo tờ RT và một số tờ báo của Trung Quốc, Mỹ có khả năng thu lợi nhiều nhất khi hai đường ống Nord Stream 1 và 2 bị phá hủy

Trong một bài phát biểu 30/9, Tổng thống Vladimir Putin đã đổ lỗi cho “người Anglo-Saxon” (ám chỉ Mỹ và Anh) gây ra các vụ nổ nhằm phá hủy đường ống khí đốt. Ông Putin giải thích: “Ai cũng rõ kẻ được lợi từ [vụ rò rỉ]. Những kẻ hưởng lợi chính là thủ phạm".

Theo một số quan điểm, Nga khó lòng phá hoại đường ống tại sân nhà của NATO.

Mặc dù xung đột Ukraine và vụ rò rỉ đã mở đường cho Mỹ bán ngày càng nhiều LNG đắt đỏ sang châu Âu, nhưng sự thiếu hụt năng lượng vẫn sẽ không thể được bù đắp trong một sớm một chiều. Các nhà xuất khẩu đã cảnh báo suốt mùa hè rằng họ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của lục địa già, và châu Âu cũng đang phải gấp rút xây dựng nhiều bến tiếp nhận LNG.

Trong khi đó, hóa đơn năng lượng đang ngày một dày lên trên khắp châu ÂU. Tại Đức, nơi đang đối mặt với viễn cảnh “phi công nghiệp hóa” nhanh chóng, nhiều người đã xuống đường biểu tình yêu cầu cấp phép cho Nord Stream 2, chỉ vài ngày trước khi vụ việc rò rỉ xảy ra.

Tình trạng thiếu lương thực tại Đức cũng đã được dự báo, và nhu cầu về củi đang tăng mạnh trên khắp lục địa, khi người dân vật lộn để sưởi ấm căn nhà của mình trong mùa đông.

Ông Blinken nói: “Còn rất nhiều việc khó phải làm để đảm bảo các quốc gia và đối tác vượt qua mùa đông”, đồng thời gợi ý rằng như các nhà lãnh đạo EU phải nỗ lực để“ giảm nhu cầu” tiêu thụ khí đốt.

Minh Quang