Nghị định 61 gỡ vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu
Nghị định 61 gỡ bỏ vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu (Ảnh minh hoạ) |
Theo báo cáo mới nhất của Chứng khoán TP HCM - HSC, Nghị định 61/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm (TSĐB) của khoản nợ xấu vừa được ban hành sẽ tạo ra chuyển biến tích cực trong quá trình xử lý nợ xấu trên thị trường thứ cấp.
Gỡ bỏ vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu
Theo HSC hiện nay, những vướng mắc giữa VAMC và tổ chức tín dụng hoặc bên sở hữu TSBĐ về giá thị trường của khoản nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu là một lý do quan trọng cản trở quá trình bán nợ xấu, TSBĐ.
Trên thực tế, quá trình bán nợ xấu, tài sản bảo đảm cho dến nay vẫn rất chậm. Kể từ khi VAMC thành lập vào cuối năm 2013 đến tháng 3/2017, trong số 282 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã mua, VAMC mới chỉ xử lý được 50 nghìn tỷ đồng qua thu hồi nợ, thu từ bán nợ và TSBĐ. Con số này chỉ chiếm tỷ lệ 17,8% tổng số nợ xấu mua về. Mục tiêu đến năm 2020, VAMC sẽ xử lý được 150 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
HSC đưa ra mấu chốt của việc mua nợ xấu là thẩm định chính xác giá trị khoản nợ xấu đó, bằng việc đánh giá cả rủi ro và giá trị thời gian liên quan đến việc hiện thực hóa giá trị của tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu. Những vấn đề này đang dần được tháo gỡ bằng những quy định cụ thể trong nghị định lần này.
Theo đó, Nghị định quy định khung pháp lý rõ ràng tạo điều kiện cho VAMC xác định và thỏa thuận giá trị các khoản nợ xấu/TSBĐ dựa trên giá thị trường, do một công ty thẩm định giá có chuyên môn xác định. Đặc biệt là Nghị định cho VAMC quyền lựa chọn sau cùng khi lựa chọn công ty thẩm định giá và quyền giảm giá bán cho đến khi tìm được người mua. Mỗi lần giảm không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó
Từ đó loại bỏ được trở ngại lớn hiện nay khi các bên tham gia mua bán nợ không đồng thuận về các điều khoản và VAMC không thể làm gì vượt ngoài khuôn khổ.
Điều này mở ra cơ hội cho các ngân hàng có tình hình tài chính mạnh muốn mua và xử lý các khoản nợ xấu.Thông tin này không những có tác động đến thị trường trong ngắn hạn mà còn có thể tạo những ảnh hưởng gián tiếp trong dài hạn hơn.
TCTD lành mạnh sẽ có lợi thế hơn trên thị trường mua bán nợ
HSC cũng cho rằng thị trường mua bán nợ thứ cấp dự kiến sẽ được thành lập trong cuối năm nay sẽ là một yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, thị trường mua bán nợ sẽ cần có thời gian để thị trường này vận hành thực sự hiệu quả.
Đánh giá về chất lượng các khoản nợ được ưu tiên xử lý, HSC nhận định đó phần lớn là các khoản đã được trích lập khá đầy đủ và bản thân TSBĐ của khoản nợ xấu cũng dễ bán.
Bởi vì, các ngân hàng sẽ không muốn ghi nhận giảm giá trị tài sản khi vẫn còn chênh lệch lớn giữa giá trị nợ xấu trên sổ sách (sau khi trừ đi phần dự phòng trích lập) và giá trị thị trường. Trong khi VAMC cũng chỉ muốn bán các khoản nợ xấu dễ bán trước (là các khoản nợ xấu dễ đạt được sự thống nhất giữa người vay và ngân hàng).
Khi nhìn nhận thị trường mua bán nợ từ quan điểm của người mua tiềm năng, HSC cho rằng người hưởng lợi lớn nhất sẽ là các TCTD trong nước có tài chính mạnh.
Lý do là những tổ chức này có lợi thế nhất định khi tham gia mua và xử lý nợ xấu nhờ có mối quan hệ và biết rõ người vay, có thể tự thẩm định nợ xấu và TSBĐ của khoản nợ xấu nhờ hiểu rõ thị trường BĐS ở từng vùng. Hơn nữa, TCTD trong nước còn hiểu rõ hệ thống pháp luật và cách giành được quyền sở hữu TSBĐ thông qua tòa án.
Trong khi đó, các công ty mua bán nợ nước ngoài có thể xây dựng những mô hình thẩm định phức tạp, thì họ lại thiếu sự am hiểu về thị trường trong nước.
Trên thực tế sẽ còn có những pháp nhân trong nước khác cũng quan tâm đến việc mua nợ xấu, chẳng hạn như những chủ đầu tư BĐS có tiềm lực tài chính. Tuy nhiên do cần có thời gian và chuyên môn khi xử lý nợ xấu, nên có lẽ những pháp nhân này chỉ quan tâm đến những trường hợp TSBĐ được bán riêng rẽ. Và nhiều khả năng VAMC sẽ bán nợ xấu kèm TSBĐ mà không tách để bán riêng rẽ.
Nhân viên ngân hàng 'lao đao' vì nợ xấu
Không chỉ những người lãnh đạo hay ban điều hành của ngân hàng, nhân viên ngân hàng là người "gặp gỡ" đầu tiên và cũng ... |
Quy định phải thẩm định giá khởi điểm của nợ xấu sẽ có hiệu lực từ 1/7
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2017/NĐ-CP quy định ba trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của nợ xấu, TSBĐ nợ xấu ... |
Giải phóng sớm nợ xấu sẽ tạo điều kiện giảm lãi vay
Thống đốc Lê Minh Hưng bày tỏ, nếu Quốc hội sớm thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và Luật sửa đổi, bổ ... |
Ngân hàng Việt Nam trước triển vọng tái tạo hơn 600.000 tỷ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực Ủy ban Kinh tế đã nhất trí về sự cần thiết ban hành một nghị quyết ... |