Quy định phải thẩm định giá khởi điểm của nợ xấu sẽ có hiệu lực từ 1/7
Chính thức quy định các trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của nợ xấu (Ảnh minh hoạ) |
Theo quy định, việc thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu sẽ phải được thực hiện trong ba trường hợp.
Thứ nhất, khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, VAMC không thỏa thuận được với TCTD bán nợ về giá khởi điểm. Thứ hai, khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị thị trường. Thứ ba, TSBĐ của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, VAMC không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.
Những doanh nghiệp được chọn thẩm định giá phải thuộc danh sách công khai doanh nghiệp thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá của Bộ tài chính. Đồng thời, không thuộc trường hợp không được thẩm định giá theo quy định của Luật giá và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nghị định 61 cũng quy định cụ thể việc sử dụng kết quả thẩm định giá để xác định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Theo đó, trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm, VAMC quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu khi bán đấu giá lần đầu theo nguyên tắc giá khởi điểm không thấp hơn giá trị theo kết quả thẩm định giá.
Trong trường hợp bán đấu giá không thành: Đối với bán đấu giá khoản nợ xấu được VAMC tài sản mua theo giá trị thị trường thì VAMC quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu.
Đối với bán đấu giá khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt, trong trường hợp tiếp tục bán đấu giá, VAMC thỏa thuận lại với tổ chức tín dụng (TCTD) bán nợ về giá khởi điểm của khoản nợ xấu. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tiếp tục bán đấu giá mà không thỏa thuận được với TCTD bán nợ, VAMC quyết định giá khởi điểm của khoản nợ xấu.
Đối với bán đấu giá TSBĐ của khoản nợ xấu, trong trường hợp tiếp tục bán đấu giá, VAMC thỏa thuận lại với bên bảo đảm về giá khởi điểm của tài sản bảo đảm. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày quyết định tiếp tục bán đấu giá mà không thỏa thuận được với bên bảo đảm, VAMC quyết định giá khởi điểm.
Trường hợp VAMC quyết định giảm giá khởi điểm, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó.
Ngoài ra, nghị định cũng chỉ rõ đối với những khoản nợ xấu hoặc TSBĐ của khoản nợ xấu có giá trị lớn khởi điểm từ 100 tỷ đồng trở lên thì bắt buộc phải thành lập hội đồng đấu giá nợ xấu.
Không nên trao cho VAMC quá nhiều quyền
Dự thảo nghị định quy định về thẩm định giá khởi điểm khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nếu ... |
Cần lập Hội đồng đấu giá cho khoản nợ xấu từ 100 tỷ đồng trở lên
Việc này nhằm giảm thiểu rủi ro khi VAMC thực hiện bán đấu giá. |
Cho đấu giá nợ xấu: Định giá nợ xấu thế nào?
Quy định đấu giá nợ xấu đã được Quốc hội thông qua dù còn nhiều ý kiến trái chiều. |