Theo dự thảo mới, DATC được xác định là công cụ của Chính phủ tham gia xử lý nợ xấu của các tổ chức kinh tế. Đồng thời, DATC cũng được bổ sung hoạt động tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản và hoạt động mua, bán, xử lý nợ và tài sản.
Phải khẳng định rằng, Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD đã tạo sự đột phá trong triển khai xử lý nợ xấu (XLNX). Tuy nhiên, hầu hết các chính sách, khi đi vào thực tiễn vẫn có thể phát sinh những vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ và XLNX cũng không phải ngoại lệ.
Nhiều chính sách, cơ chế đặc thù cho xử lý nợ xấu đã được ban hành nhưng việc xử lý nợ xấu vẫn chưa đạt kỳ vọng khi thiếu thị trường mua bán nợ công khai, minh bạch. Do đó, phát triển thị trường mua bán nợ là yêu cầu cấp thiết với Việt Nam hiện nay.
Trên thực tế, nếu không có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể từ các cấp cao hơn thuộc Bộ Công an và chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh thì việc phối hợp xử lý nợ xấu của các đơn vị ngoài ngành là rất khó thực hiện.
Nghị định quy định khung pháp lý tạo điều kiện cho VAMC xác định, thỏa thuận giá trị các khoản nợ xấu/TSBĐ. Đồng thời trao cho VAMC quyền lựa chọn sau cùng công ty thẩm định giá và quyền giảm giá bán cho đến khi tìm được người mua.
Theo các diễn giả, vấn đề xử lý nợ xấu còn tồn tại một số khó khăn liên quan đến pháp lý, nhân lực, tài chính. Chứng khoán hóa nợ xấu có thể là biện pháp giải quyết hữu hiệu vấn đề này.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.