Sắt thép của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, chiếm gần 36% trong tổng lượng và chiếm 28,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020, đạt 3,54 triệu tấn, tương đương 1,48 tỷ USD.
Mặc dù Trung Quốc vẫn dẫn đầu tiêu thụ sắt thép của Việt Nam nhưng các thị trường như Singapore, Bangladesh, Bỉ, Philippines nổi bật với lượng và giá trị nhập khẩu tăng mạnh mẽ trong tháng 7/2020.
Hàng hóa bị đề nghị điều tra chống bán phá giá (CBPG) là ống thép hàn không gỉ theo các mã HS của Thổ Nhĩ Kì gồm 7306.40.20.90.00; 7306.40.80.90.00; 7306.61.10.00.00 xuất xứ từ Việt Nam.
Trong bối cảnh ngành gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận sau thuế nhóm doanh nghiệp thép đã giảm 23% so với năm 2018; đối với ngành xi măng thì ngược lại, lợi nhuận tăng trưởng 23%.
Sau thời gian cân nhắc, lò cao số 3 của Formosa Hà Tĩnh được dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025. Kết quả này phần nào phản ánh vai trò của khu liên hợp gang thép đặt tại Vũng Áng, trong từng chiến lược kinh doanh của những ông chủ đến từ Đông Á.
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đã khiến cho đồng đô la Mỹ (USD) ở mức cao, trong khi đồng Nhân dân tệ (NDT) lại giảm mạnh, sẽ có tác động tới các ngành sản xuất trong nước.
Trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ngành thép liên tục đăng ký mua vào cổ phiếu tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư. Đây là tín hiệu cho thấy các cổ phiếu doanh nghiệp này hấp dẫn trở lại hay là việc "cứu giá" trong ngắn hạn khi đã giảm sâu?
Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 18 đến 28/12. Với mức giá khoảng 25.000 đồng/cp, ước tính tổ chức này đã chi khoảng 37 tỉ đồng để nâng sở hữu tại Thép Việt Ý.
Không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ thép nhập khẩu, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại, doanh nghiệp thép còn chịu áp lực lớn từ sản lượng đến giá bán để có thể cạnh tranh được trong nước.
Từ chỗ là doanh nghiệp đứng đầu ngành tôn, mỗi năm báo lãi hàng trăm tỉ đồng, tình hình kinh doanh của Hoa Sen những năm gần đây ngày càng sa sút, quý vừa qua công ty lỗ ròng 102 tỉ đồng.
Mặc dù liên tiếp hứng chịu những vụ kiện, áp thuế chống bán phá giá từ nước ngoài và cạnh tranh trong nước ngày một gia tăng, bức tranh ngành thép Việt Nam vẫn có những "gam màu" sáng với mục tiêu tăng trưởng 20%.
Từ đầu năm đến nay, thép Việt Nam xuất khẩu liên tiếp phải hứng chịu các đợt tấn công từ nước ngoài với các lệnh thuế, điều tra chống bán phá giá. Ngay tại thị trường nội địa, ngành thép còn phải chịu sự cạnh tranh khốc thiệt, đặc biệt từ thép nhập khẩu Trung Quốc.
Theo một số nhà phân tích, các ngành nguyên liệu công nghiệp như cao su, nhựa, giấy và bao bì tuy có chịu thuế nhưng mức độ ảnh hưởng ở phạm vi hẹp hơn do tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ không lớn. Ngoài ra, một số mặt hàng chiến lược như đất hiếm, khoáng sản công nghiệp vẫn được duy trì xuất khẩu do nằm trong diện miễn trừ thuế.