Thổ Nhĩ Kì khởi xướng điều tra CBPG ống thép hàn không gỉ từ Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết ngày 25/6, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kì về việc Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kì (Cơ quan điều tra) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với ống thép hàn không gỉ có xuất xứ từ Việt Nam.
Nguyên đơn của vụ việc là Tập đoàn công nghiệp và thương mại thép không gỉ Marcegaglia. Hàng hóa bị đề nghị điều tra là ống thép hàn không gỉ theo các mã HS của Thổ Nhĩ Kì gồm 7306.40.20.90.00; 7306.40.80.90.00; 7306.61.10.00.00. Việc phân loại theo mã HS chỉ có tính chất tham khảo, Cơ quan điều tra có thể mở rộng phạm vi sản phẩm trong quá trình điều tra.
Theo Cục Phòng vệ thương mại ngành sản xuất nội địa Thổ Nhĩ Kì cáo buộc sản phẩm ống thép hàn không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam đang nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kì với số lượng tăng tương đối, có biên độ bán phá giá đáng kể, là nguyên nhân gây ra thiệt hại/đe dọa thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa Thổ Nhĩ Kì.
Theo luật pháp Thổ Nhĩ Kì, các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; Chính phủ của nước xuất khẩu, các nhà nhập khẩu, hiệp hội, các nhà sản xuất hàng hóa tương tự tại Thổ Nhĩ Kì... được coi là các bên quan tâm.
Tuy nhiên chỉ các bên trình diện với Cơ quan điều tra bằng cách trả lời bản câu hỏi điều tra hoặc nộp bình luận, ý kiến trong thời hạn quy định mới được coi là bên liên quan trong cuộc điều tra.
Thời hạn gửi Bản trả lời câu hỏi điều tra là 37 ngày kể từ ngày thông báo khởi xướng điều tra, tức là kể từ ngày 24/6/2020.
Ngôn ngữ bắt buộc là tiếng Thổ Nhĩ Kì. Ngoại trừ bản trả lời câu hỏi, các thông tin, tài liệu, ý kiến, yêu cầu được nộp bằng thứ tiếng khác cho cơ quan điều tra sẽ không được chấp nhận.
Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan cần đăng kí làm bên liên quan với Cơ quan điều tra để nhận được hướng dẫn trực tiếp, đầy đủ; nhận Bản câu hỏi cho vụ việc.
Bên cạnh đó, cần truy cập trang web để đăng tải hoặc liên lạc với Cơ quan điều tra để được nhận Bản câu hỏi điều tra; đọc kĩ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra theo đúng hình thức và thời hạn qui định;
Liên lạc thường xuyên, hợp tác toàn diện với Cơ quan điều tra trong suốt quá trình vụ việc diễn ra. Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin hiệp hội, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tại Việt Nam; với các đối tác nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kì để nâng cao tiếng nói, yêu cầu Cơ quan điều tra xem xét đầy đủ lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng.
Đồng thời, trong trường hợp cần sự hỗ trợ, đề nghị doanh nghiệp liên lạc, làm rõ để Cục Phòng vệ thương mại xem xét, xử lí theo thẩm quyền.
Tuy nhiên, Cục Phòng vệ thương mại cũng lưu ý rằng bất kì hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình điều tra sẽ dẫn tới việc Cơ quan điều tra sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức biện pháp chống bán phá giá do nguyên đơn đề xuất.
Việc bị áp dụng biện pháp biện pháp chống bán phá giá sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước của Thổ Nhĩ Kì và/hoặc các đối thủ từ các quốc gia khác
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/