|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu hơn 3,5 triệu tấn sắt thép sang Trung Quốc trong năm 2020

14:30 | 28/01/2021
Chia sẻ
Sắt thép của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, chiếm gần 36% trong tổng lượng và chiếm 28,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020, đạt 3,54 triệu tấn, tương đương 1,48 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm 2020 đạt 9,86 triệu tấn, trị giá gần 5,26 tỷ USD, giá trung bình 533,4 USD/tấn, tăng mạnh gần 48% về lượng, tăng 25% về kim ngạch nhưng giảm 15,5% về giá so với năm 2019.

Riêng tháng 12/2020 xuất khẩu 942.256 tấn sắt thép, tương đương 553,4 triệu USD, giá trung bình 587,3 USD/tấn, giảm nhẹ 4,3% về lượng nhưng tăng gần 2% về kim ngạch và tăng 6,5% về giá so với tháng 11/2020.

Trong khi đó, so với tháng 12/2019 thì xuất khẩu sắt thép của Việt Nam tăng mạnh hơn 45% về lượng, tăng hơn 54% về kim ngạch và tăng 6,2% về giá.

Cũng theo Tổng cục Hải quan sắt thép của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, chiếm gần 36% trong tổng lượng và chiếm 28,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước năm 2020, đạt 3,54 triệu tấn, tương đương 1,48 tỷ USD, giá trung bình 419 USD/tấn.

Campuchia đứng thứ 2 thị trường, chiếm gần 16% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 839,69 triệu USD, giá trung bình 537 USD/tấn, giảm 8% về lượng, giảm gần 15% kim ngạch và giảm 7,5% về giá so với năm trước.

Tiếp sau đó là thị trường Thái Lan đạt 675.482 tấn, trị giá 390,51 triệu USD, giá trung bình 578 USD/tấn, chiếm 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước.

Xuất khẩu sắt thép sang thị trường Malaysia giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với năm trước, với mức giảm tương ứng 15,5%, 19,8% và 5%, đạt 629.419 tấn, tương đương 367,97 triệu USD.

Như Huỳnh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.