|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản xuất thép tháng 11 tăng 15,6% so với cùng kì

16:46 | 10/12/2020
Chia sẻ
Theo VSA tháng 11/2020, sản xuất thép các loại đạt 2,45 triệu tấn, tăng 4,34% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kì 2019.

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho biết nền kinh tế Việt Nam trong tháng 11 tiếp tục duy trì đà phục hồi trong điều kiện bình thường mới. Sản xuất kinh doanh, thương mại và tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng. 

Trong nước, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép trong nước 11 tháng đầu năm 2020 đã xấp xỉ mức cùng kì năm 2019.

Cụ thể, tháng 11/2020, sản xuất thép các loại đạt 2,45 triệu tấn, tăng 4,34% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng 2019.

Bán hàng thép các loại đạt 2,45 triệu tấn, tăng mạnh 36,88% so với tháng 10/2020 và tăng gần 21% so với cùng 2019. Trong đó, xuất khẩu thép các loại  đạt hơn 478.300 tấn, tăng 21,52% so với tháng trước và tăng 40% so với cùng kì tháng 10/2019.

Tính chung 11 tháng đầu năm 2020, sản xuất thép các loại đạt 23,33 triệu tấn, tăng 1% so với 11 tháng đầu năm 2019. 

Bán hàng thép các loại đạt 21 triệu tấn, giảm gần 1% so với cùng kì 2019. Trong đó, đặc biệt xuất khẩu thép các loại đạt 4,1 triệu tấn, giảm 2,8% so với cùng kì năm ngoài.

Sản xuất thép tháng 11 tăng 15,6% so với cùng kì - Ảnh 1.

Nguồn: VSA.

Cũng theo VSA, nhập khẩu thép về Việt Nam trong tháng 10/2020 đạt 919.000 tấn với kim ngạch 599 triệu USD, giảm 9% về lượng và 4% về trị giá so với tháng trước; so với cùng kì năm trước giảm lần lượt là 34,4% và giảm 31,4% .

Tính chung 10 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu thép về Việt Nam là 11,28 triệu tấn với trị giá trên 6,6 tỉ USD, giảm lần lượt 7% về lượng và giảm 17% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Tháng 10/2020, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt hơn 1 triệu tấn, giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng tăng mạnh so với cùng kì năm 2019 về sản lượng xuất khẩu. 

Trị giá xuất khẩu đạt 539 triệu USD giảm không đáng kể so với tháng 9/2020 nhưng tăng hơn 60%so với cùng kì năm 2019.

Trong 10 tháng năm 2020, Việt Nam xuất khẩu thép đạt 7,99 triệu tấn, với trị giá đạt 4,19 tỉ USD đến hơn 30 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó, các thị trường xuất khẩu chính là ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ…

Như Huỳnh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.