|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Nga tịch thu 1 tỷ USD từ doanh nghiệp khí đốt Đức

17:16 | 24/02/2024
Chia sẻ
Một tòa trọng tài ở Nga đã ra phán quyết tịch thu tài sản từ công ty khí đốt Linde của Đức khi doanh nghiệp này không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng do vướng phải lệnh trừng phạt từ EU.

Theo RT, tòa án trọng tài khu vực St. Petersburg và Leningrad đã tuyên bố tịch thu tài sản của công ty khí đốt Linde và các công ty con để bù đắp thiệt hại do vi phạm hợp đồng với RusChemAlliance (RCA). 

Năm 2021, RCA đã ký hợp đồng với liên doanh gồm Linde và Renaissance Heavy Industries (Thổ Nhĩ Kỳ) để xây dựng nhà máy khí đốt tại khu vực Leningrad. Theo hợp đồng của hai doanh nghiệp trên có nghĩa vụ bao gồm thiết kế, mua sắm nguyên vật liệu và xây dựng nhà máy. Linde đã được RCA thanh toán trước từ năm 2021. 

Tuy nhiên, Linde cho biết do vướng phải lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU), công ty đã không thể hoàn thành xây dựng nhà máy khí đốt. Tòa án cho rằng nghĩa vụ hợp đồng không vi phạm lệnh trừng phạt và tuyên bố tịch thu 1 tỷ USD tài sản tại Nga của Linde để bù đắp tổn thất cho RCA. 

Số tài sản này bao gồm cổ phần của Linde tại nhiều doanh nghiệp của Nga. Số tài sản này đã bị phong tỏa vào cuối năm 2022 sau khi RCA đâm đơn kiện Linde.

Một nhân viên của Linde tại khu công nghiệp Leuna Chemical Park. (Ảnh: Getty Images).

Động thái tịch thu tài sản của doanh nghiệp phương Tây diễn ra trong bối cảnh, các quan chức Mỹ và EU đang thảo luận và xem xét những phương án để xử lý khối tài sản của Moscow đang bị phong tỏa. Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, các nước phương Tây đã phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản của Ngân hàng trung ương Nga (CBR). 

Ngoài ra, các nước phương Tây cũng tiếp tục tăng cường các biện pháp trừng phạt lên Nga. Trong đó, EU vừa thông qua gói trừng phạt thứ 13 chống lại Nga, trong khi Mỹ dự kiến sẽ áp thêm lệnh trừng phạt lên 500 đối tượng.

Minh Quang

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.