'Muốn thành công trong kinh doanh, ta phải cho đi nhiều hơn đối thủ'
7 chiến lược thể thao giúp bạn thành công trong kinh doanh |
Nhiều doanh nhân đang liên tục gặp khó khăn để xây dựng việc kinh doanh của họ với nhưng chỉ đạt thành tựu nhỏ (hoặc hầu như không thành công).
Thực tế ấy có thể thay đổi rất nhanh nếu họ biết và áp dụng những quy luật tự nhiên ngầm có khả năng đưa hoạt động kinh doanh tới thành công hay thất bại.
Giống như một chiếc thuyền buồm phải kết hợp cùng với gió để đến đích, nhiều doanh nhân đang hàng ngày vận dụng các quy luật tự nhiên để đạt mục tiêu.
Mọi thứ trong tự nhiên kết nối với nhau (Quy luật hợp nhất)
Lê Anh Xuân, giám đốc công ty bảo mật 689 Cloud, nhận định rằng ở phương Tây, nhiều người suy nghĩ rằng mọi cá nhân nên trở nên khác biệt so với những người xung quanh.
"Niềm tin sai lầm này khiến các cá nhân tham gia vào hành vi cạnh tranh gây lo lắng và luôn so sánh bản thân với người khác', anh Xuân bình luận.
Lê Anh Xuân, giám đốc công ty bảo mật 689 Cloud. Ảnh: Nhạc Dương |
Với tư duy như thế, theo Xuân, các doanh nghiệp thất bại khi họ tập trung vào đánh bại đối thủ, thay vì tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất có thể. Anh nhấn mạnh rằng ngay cả cụm từ “đánh bại đối thủ cạnh trạnh” cũng bị hiểu lầm. Nó đòi hỏi người ta phải tin ngay từ đầu rằng mức độ thành công luôn ở mức giới hạn hoặc cố định.
"Sự thật là cơ hội thành công luôn đủ nhiều đối với những người có ý chí. Mục tiêu chính của doanh nghiệp nên là phục vụ những đợt thủy triều nâng tất cả các con thuyền. Doanh nhân nên luôn tìm các kịch bản mà các bên đều có lợi, chứ không phải một kịc bản mà trong đó chúng ta giành chiến thắng bằng tổn thất của người khác", Xuân nhấn mạnh.
Luật nhân quả và thành công trong kinh doanh
Bùi Hảo, người sáng lập Sen Spa, rất tâm đắc với một quy luật mà Isaac Newton từng viết: “Mọi hành động đều có một phản ứng tương đương và đối nghịch".
Quan điểm của Hảo là mỗi quyết định cá nhân đưa ra, mọi thứ họ tạo ra, mọi việc họ thực hiện đều gây ảnh hưởng nào đó. Mọi vấn đề chúng ta gặp và mọi thành công ta đạt đều là kết của của một loạt nguyên nhân.
"Điều đó có vẻ đơn giản trên lý thuyết. Nhưng, thực tế, các cá nhân cần nỗ lực học hỏi để nâng cao kỹ năng của họ. Doanh nhân nên cố gắng xây dựng kỹ năng xác định nguyên nhân gốc rễ thực sự của kết quả tốt lẫn không tốt. Họ nên liên tục thử nghiệm và mày mò để xác định những nguyên nhân tạo ra hiệu quả mà họ mong muốn", Hảo nhận định.
Bùi Hảo (người thứ nhất bên phải), người sáng lập cơ sở thẩm mỹ Sen Spa. Ảnh: Nhạc Dương. |
Một ví dụ mà Hảo đưa ra là Amazon, tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Amazon là công ty tiên phong trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu để tạo ra kết quả mà họ muốn. Thay vì ngủ quên trong chiến thắng, họ liên tục thử nghiệm và phân tích dữ liệu trong quá khứ để tăng sự hiện diện trực tuyến và sử dụng các phân tích dự đoán để duy trì vị thế đứng đầu thị trường.
Cho mà không mong nhận lại
Ông Hồ Nghĩa Thứ, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện OHSHO, khẳng định câu "Hãy cho và bạn sẽ nhận lại" truyền đạt một trong những sự thật quan trọng nhất trong cuộc sống và trong kinh doanh.
Doanh nhân nên tích cực cho mà không mong nhận lại bất kỳ thứ gì, theo quan điểm của anh Hồ Nghĩa Thứ. Ảnh: freepik.com |
"Để thành công trong kinh doanh, đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh, doanh nhân nên cố gắng cho đi nhiều hơn những đối thủ cạnh tranh", anh Thứ phát biểu. Theo anh, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải đặt câu hỏi như:
- Hôm nay, làm thế nào để tôi có thể đem lại nhiều giá trị hơn ?
- Làm thế thế để tôi có thể cho nhiều hơn so với hôm qua?
Thay vì
- Làm thế nào để chúng tôi tăng lượt xem/ khách hàng tiềm năng / doanh số?
- Làm thế nào để chúng ta giành thêm thị phần?
Anh Thứ lưu ý rằng, doanh nhân phải cho một cách chân thành, chứ không phải để mong nhận lại thứ gì đó.
"Cho từ một nơi sâu thẳm (nghĩa là hành động cho phải xuất phát từ tâm). Hãy cho đi từ trái tim bởi vì đó là điều đúng đắn, không mong đợi nhận lại bất kỳ thứ gì theo luật quả báo", anh nói.
Xem thêm |